Chàng kỹ sư Việt có nghiên cứu thay đổi ngành viễn thông tương lai được vinh danh tại Mỹ
Với những sáng tạo của mình trong việc làm tăng khả năng truyền dẫn của cáp quang lên đến 50%, Lê Thái Sơn đã vinh dự xuất hiện trong danh sách Innovators Under 35.
Nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ trên thế giới, đồng thời tạo ra một sân chơi cho những ai đam mê khám phá, tìm tòi những điều mới mẻ, tạp chí này đã tạo ra một giải thưởng mang tên Innovators Under 35 (viết tắt: IU35), được tổ chức tại Mỹ.
Với những ai yêu thích công nghệ, sáng tạo và những phát minh mang tính chất đổi mới thì hẳn đều từng biết đến MIT Technology Review. Đây là tạp chí hàng đầu về công nghệ - sáng tạo được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1899 và có tiếng nói lẫn sức ảnh hưởng rất lớn trong ngành.
Sân khấu của lễ trao giải Innovators Under 35.
IU35 là một danh sách được lập nên mỗi năm nhằm phát hiện và vinh danh những nhà sáng tạo (innovators) dưới 35 tuổi trong nhiều lĩnh vực như công nghệ sinh học, vật liệu, phần cứng máy tính, năng lượng, giao thông, truyền thông và Internet. Tính đến nay, IU35 đã qua 15 lần tổ chức.
Năm nay, một chàng trai người Việt đã bất ngờ xuất hiện trong danh sách những người trẻ được vinh danh. Nhân vật đó chính là Lê Thái Sơn - một kĩ sư người Việt hiện đang làm việc tại Nokia Bell Labs tại Stuttgart, Đức.
Với những ai yêu thích công nghệ, sáng tạo và những phát minh mang tính chất đổi mới thì hẳn đều từng biết đến MIT Technology Review. Đây là tạp chí hàng đầu về công nghệ - sáng tạo được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1899 và có tiếng nói lẫn sức ảnh hưởng rất lớn trong ngành.
Chân dung của Lê Thái Sơn.
Tại Đức, công việc chính của Sơn chính là nghiên cứu về điện và cáp dẫn. Chàng trai này để ý rằng ở nhiều nơi trên thế giới, việc truyền các dữ liệu (data) thông qua dây cáp vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Không những vậy, Sơn còn nhận ra rằng dải tần số sẽ sớm cạn kiệt trong tương lai gần, gây ra nhiều khó khăn trong việc sử dụng internet, đặc biệt là với những kết nối đường dài. Trong khi đó, chi phí cho việc lắp đặt các thiết bị hỗ trợ lại quá đắt đỏ, dần dà tạo thành một nút thắt trong ngành công nghệ viễn thông.
Bằng kinh nghiệm tích cóp được trong những năm làm việc tại phòng thí nghiệm, Sơn đã phát triển ra một phương pháp nhằm hạn chế những rắc rối trên. Và cũng nhờ nó mà anh chàng đã trở thành một trong những người chiến thắng tại giải thưởng Innovative Under 35 Europe 2018 - đây là 1 giải thưởng vùng nằm trong khuôn khổ của IU35.
Với những ai yêu thích công nghệ, sáng tạo và những phát minh mang tính chất đổi mới thì hẳn đều từng biết đến MIT Technology Review. Đây là tạp chí hàng đầu về công nghệ - sáng tạo được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1899 và có tiếng nói lẫn sức ảnh hưởng rất lớn trong ngành.
Với những ai yêu thích công nghệ, sáng tạo và những phát minh mang tính chất đổi mới thì hẳn đều từng biết đến MIT Technology Review. Đây là tạp chí hàng đầu về công nghệ - sáng tạo được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1899 và có tiếng nói lẫn sức ảnh hưởng rất lớn trong ngành.
Với những ai yêu thích công nghệ, sáng tạo và những phát minh mang tính chất đổi mới thì hẳn đều từng biết đến MIT Technology Review. Đây là tạp chí hàng đầu về công nghệ - sáng tạo được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1899 và có tiếng nói lẫn sức ảnh hưởng rất lớn trong ngành.
Một vài hình ảnh của Lê Thái Sơn trên Facebook.
Chàng trai này đã dùng các thuật toán để tìm ra độ biến dạng dự kiến cũng như định hình các tín hiệu để bù đắp cho tác động của sự nhiễu sóng. Trong thí nghiệm, Sơn đã có thể làm tăng công suất của các sợi quang riêng lẻ lên nhiều lần. Cụ thể, tốc độ truyền dữ liệu đã tăng từ 40 gigabytes lên đến 256 gigabytes/ giây. Đây có thể được xem là một kỉ lục thế giới.
Nói về những dự định tương lai, Sơn chia sẻ rằng mục tiêu của anh chính là tăng 10 lần khả năng truyền của cáp hiện nay mà không tốn quá nhiều chi phí, đồng thời tiết kiệm vòng đời dữ liệu.
Dariusz Nachyla - một nhà khởi nghiệp, nhà sáng chế, nhà đầu tư đã nhận xét rằng project này của Sơn chính là "sự dẫn đầu về công nghệ", đồng thời ảnh hưởng của nó giúp thay đổi ngành công nghiệp viễn thông trong tương lai.
Helino