Vì sao Tổng thống Trump nói "Thoát khỏi vùng an toàn là lời khuyên lỗi thời"? Câu trả lời thực sự đáng suy ngẫm!
Chúng ta vẫn thường được khuyên rằng, phải thoát ra khỏi vùng an toàn - nơi chúng ta thấy an tâm, thoải mái nhất - mới có thể phát triển không ngừng và chạm tới thành công. Nhưng sự thực có phải như vậy không? Liệu lời khuyên này có đúng với tất cả chúng ta?
- 23-08-2019Chân dung CEO kiêm chuyên gia về toán điển trai gọi được gần 10 tỷ tiền vốn ở Shark Tank
- 22-08-2019Đời người, cái "hố" khó qua nhất không phải là không có tiền…
- 22-08-2019Tuổi tác, công việc và lương bổng: Khi còn trẻ, tiền và danh tiếng như một cái bẫy, quan trọng nhất là định hướng sự nghiệp ra sao
Tổng thống Donald Trump từng nói "Thoát khỏi vùng an toàn của bạn – đây chắc chắn là một lời khuyên lỗi thời dù nhìn theo cách nào đi nữa". Nó có thể là một lời khuyên tuyệt vời đối với số ít những người đặc biệt, nhưng nếu bạn không phải là kiểu người này thì sao?
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường bạn có lẽ đã được dạy rằng "cao nhân ắt có cao nhân trị", có nghĩa là trong một lĩnh vực, dù bạn có tài giỏi ra sao thì vẫn sẽ có những người giỏi hơn bạn.
Việc bạn ở trong vùng an toàn của mình không đồng nghĩa với việc bạn không khao khát có được thành công. Một minh chứng rõ ràng là những võ sĩ quyền anh vô địch, họ không bao giờ rời khỏi vùng an toàn của họ để làm một công việc part-time như người đánh máy.
Do đó, bạn nên suy ngẫm về một sự thực rằng, vùng an toàn chính là nơi mà bạn sẽ đạt được thành công to lớn nhất.
Tại sao lời khuyên về vùng an toàn nghe có vẻ đúng đắn?
Phá vỡ vùng an toàn có thể là một quyết định đúng đắn nếu bạn thuộc nhóm người đặc biệt, là ngoại lệ bởi với những người này, bên ngoài vùng an toàn mới là nơi tốt nhất để họ phát triển. Tuy nhiên, đó cũng không phải lý do duy nhất giải thích cho câu hỏi trên.
Sự thực là hầu hết chúng ta đang bị nhầm lần giữa việc đi theo lối mòn với việc ở trong vùng an toàn của mình. Ví dụ, một giám đốc điều hành đã qua tuổi trung niên không muốn rời bỏ công việc hiện tại do nó an toàn thay vì bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp mới chuyên dạy nhảy dù.
Như thế, người đó không phải đang ở trong vùng an toàn của mình mà đang mắc kẹt trong lối mòn của chính ông. Nếu mọi người khuyên ông hãy bước ra khỏi vùng an toàn, thì có nghĩa họ đang muốn ông thoát khỏi lối mòn ông vẫn đi.
Trái lại, lấy ví dụ một người khác cũng ở độ tuổi trung niên nhưng được tôn trọng ở nơi làm việc, công việc không hề bế tắc, đời sống xã hội phong phú, nuôi con, đầu tư và khỏe mạnh nhờ công việc. Nếu ông bỏ việc để xây dựng công ty đào tạo nhảy dù, thì có nghĩa ông đang ra khỏi vùng an toàn của mình và gần như đang gây ra một sai lầm lớn.
Liệu cỏ có luôn xanh hơn ở phía bên kia ngọn đồi?
Lấy lại ví dụ ở trên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhà điều hành đó bỏ việc và công ty đào tạo nhảy dù mang đến cho ông mọi thứ giống như công việc cũ ngoại trừ việc trở nên tốt hơn? Liệu có phải việc thử và thất bại luôn là một ý tưởng hay ho hơn việc không bao giờ thử điều gì?
Câu hỏi và ý kiến này hoàn toàn bình thường nhưng không thật. Bạn cứ thử hỏi một người từng thử mọi thứ, và một người đã thử một số công việc rồi tìm ra việc mà họ yêu thích xem liệu ai là người hạnh phúc nhất. Bạn không thử làm điều gì cả không đồng nghĩa với việc bạn đang bỏ lỡ thứ gì đó đâu.
Những người đã phá vỡ vùng an toàn của mình thì sao?
Trong một tập của chương trình "Will & Grace" đã phát sóng từ năm 2002 có tên "Went to a Garden Potty", một người đàn ông lớn tuổi chia sẻ, "Tôi là bạn làm ăn cũ của Stan. Chúng tôi cùng mở một cửa hàng bán nệm, sau đó, ông ấy muốn mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác. Nhưng tôi nói rằng tôi sẽ không nắm lấy bất cứ cơ hội nào, và giờ, tôi chỉ có một cửa hàng nhỏ còn ông ấy có giá trị tài sản ròng hàng trăm triệu đô".
Câu chuyện về cửa hàng bán nệm kia nghe có quen với bạn không? Bạn có lẽ đã đọc những câu chuyện tương tự trong các cuốn sách truyền động lực. Thế nhưng, bạn lại hiếm khi đọc về những người không dám chấp nhận rủi ro mà vẫn trở thành những triệu phú thành công.
Một cuốn sách có tựa đề "The Millionaire Next Door" đã nêu lên sự khác biệt này bằng cách mô tả những triệu phú làm giàu từ việc bán xe tải hay làm nha sĩ. Quyển sách này đã chỉ ra cách để một người dù chỉ làm một công việc trong suốt cuộc đời nhưng vẫn là người không hề tầm thường, và rằng những câu chuyện thành công tưởng nhàm chán của họ vẫn là những câu chuyện thành công.
Bạn đừng bao giờ nhầm lẫn giữa chấp nhận sự rủi ro với việc ra khỏi vùng an toàn. Giống như nhân vật Stan trong "Will & Grace", ông cảm thấy như đang ở ngoài vùng an toàn của mình chỉ với một cửa hàng. Như thế có nghĩa vùng an toàn của Stan đang chấp nhận đối mặt với rủi ro. Stan không hề rời khỏi vùng an toàn của mình khi ông bắt đầu kiếm được hàng triệu đô, thay vào đó, ông làm việc đó ở trong vùng an toàn của mình.
Những người chọn đặt cược tất cả vào công ty cổ phần không phải đang cố phá vỡ vùng an toàn của họ, trái lại, họ làm việc đó bởi nếu không đương đầu với rủi ro, họ sẽ thấy không thoải mái.
Người bình thường vẫn có thể tạo nên thành công to lớn và khác biệt trong vùng an toàn của mình
Larry David, tác giả cuốn "Curb your Enthusiasm" và "Seinfeld", đồng thời có giá trị tài sản ròng 400 triệu đô, từng nói "Tôi không thích ra khỏi vùng an toàn của mình dù chỉ là một chút".
Một nhân vật nữa là Stephen King, mãi tới năm 27 tuổi ông mới bán cuốn sách đầu tiên của mình mặc dù đã bắt đầu sự nghiệp viết từ rất lâu trước đó. Ông không hề rời khỏi vùng an toàn của mình kể từ khi học xong đại học và giờ ông có giá trị tài sản ròng là 400 triệu đô.
Có người thậm chí đã nói rằng, Stephen King hiếm khi ra khỏi vùng an toàn của mình một cách sáng tạo bởi các câu chuyện của ông hầu như đều viết về một người đàn ông trung niên, và có rất nhiều lần nhân vật trong truyện làm một công việc có tính sáng tạo như nhà văn, họa sĩ…
Minh chứng thứ ba là Danica, khi được hỏi cách để trở thành nữ vận động viên đua giỏi nhất trên thế giới, Danica đáp "Tôi không bao giờ làm bất cứ việc gì ngoài khu vực an toàn của mình". Vậy điều đó liệu có nghĩa là người phụ nữ có giá trị 60 triệu đô đó chẳng bao giờ chấp nhận đối mặt với rủi ro? Bạn sẽ biết câu trả lời nếu bạn đã từng xem cuộc đua của cô ấy.
Người ta vẫn nói, "muốn thành công phải qua nhiều thất bại, muốn nên khôn thì phải dại đôi lần" nhưng nếu thất bại lặp lại quá nhiều lần, nó chắc chắn sẽ gây nên những tổn hại tâm lý không nhỏ đối với con người.
Những người thường nói câu "những gì không thể quật ngã bạn sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn" rõ ràng chẳng bao giờ có thể vượt qua được một khoảng thời gian tồi tệ, bởi những thời điểm như vậy thường chỉ khiến bạn yếu đuối hơn mà thôi.
Khi bạn liên tục cố gắng phá vỡ vùng an toàn của bản thân, không có bất cứ điều gì đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ "gặt hái" được thành quả. Thay vào đó, bạn có khả năng cao sẽ bị "đánh bật" trở lại rồi trở nên tức giận, và những điều ấy thường sẽ bào mòn niềm hứng khởi để tiến về phía trước của bạn.
Bạn có nghĩ rằng những người thuộc nhóm đặc biệt thì sẽ không có vùng an toàn của họ không? Hãy lấy Arnold Schwarzenegger - người đàn ông có họ xuất hiện trên mọi chương trình kiểm tra chính tả trên thế giới - làm một ví dụ. Ông là một vận động viên thể hình đẳng cấp thế giới, một diễn viên phá kỷ lục, kết hôn với một người nhà Kennedy và trở thành một thống đốc của Hoa Kỳ.
Một số người cho rằng ông quá thành công vì ông không bao giờ hài lòng với việc là người xuất sắc nhất chỉ trong một lĩnh vực. Đó có thể là một lý do cho thành công của ông nhưng cũng có khi lại bởi một nguyên do khác: ông đã không cố gắng thoát ra khỏi vùng an toàn của mình, thay vào đó, ông đang cố gắng đi tìm nó.
Kết lại, có nghe theo lời khuyên ra khỏi vùng an toàn hay không là tùy thuộc vào bạn, nhưng trước khi quyết định làm việc đó thì hãy xem xét thật kỹ lưỡng để tránh khiến bản thân mệt mỏi, chán nản và dần mất niềm tin vào chính mình.
Cuộc sống này, bạn luôn có thể thử thách bản thân với những điều mới mẻ, nhưng đôi khi an vị trong vùng an toàn và tập trung để chiếm lĩnh đỉnh cao ở lĩnh vực mình giỏi và yêu thích mới là lựa chọn đúng đắn nhất!
Addicted 2 Success