“Cánh tay phải” của Warren Buffett đã trở thành tỷ phú nhờ cách suy nghĩ độc đáo ít ai làm: Lật ngược vấn đề, xem xét chuyện thất bại!
Có một sự thật quen thuộc, đó là hầu hết những người trẻ tham vọng khi gặp một vấn đề thường đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để đạt được thành công? Tuy nhiên, phó chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway, nhà đầu tư tỷ phú Charlie Munger lại khuyến khích họ suy nghĩ theo hướng ngược lại - xem xét vấn đề thất bại.
- 30-08-2017Tỉ phú Charlie Munger: Những người chỉ dùng thiết bị điện tử sẽ không thể thành công bằng một người chỉ tập trung đọc sách như Warren Buffett
- 24-08-2017Tỷ phú 93 tuổi "chỉ nghỉ hưu thật sự sau khi mất 5 năm" Charlie Munger: "Tôi thành công vì tôi luôn vận động bộ não"
Charlie Munger là một trong những ông trùm đầu tư nổi tiếng nhất mọi thời đại. Kể từ khi gặp gỡ và làm việc chung với Warren Buffett, ông luôn là cánh tay phải đắc lực, là người cộng sự thông thái của Warren Buffett, góp phần xây dựng đế chế Berkshire Hathaway hùng mạnh như hiện nay.
"Tất cả những gì tôi muốn biết chỉ là tôi sẽ chết tại nơi nào, và tôi chắc chắn sẽ không bao giờ tới đó" - Charlie Munger còn nổi tiếng bởi cách tư duy và tiếp cận vấn đề một cách độc đáo. Ông luôn đặt ra câu hỏi: Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Dù nghe có vẻ hơi theo thiên hướng bi quan, cách tiếp cận này đặc biệt hữu dụng với các nhà đầu tư. Ông rất thích trích dẫn câu nói của nhà toán học Carl Jacobi: "Nghịch đảo, luôn luôn nghịch đảo".
Cách suy nghĩ này được gọi là tư duy đảo ngược mà với nó, bạn sẽ xem xét điều ngược lại với những thứ bạn mong muốn. Bằng cách tưởng tượng trước tình huống xấu nhất, bạn có thể vượt qua nỗi sợ trải nghiệm những thứ tiêu cực đồng thời lập kế hoạch tốt hơn để ngăn chặn những điều đó.
Trong khi hầu hết mọi người tập trung vào việc làm thế nào để đạt được thành công, người có tư duy đảo ngược lại xem xét làm thế nào để kiểm soát thất bại. Mọi chuyện sẽ ra sao nếu ta đi sai hướng? Viễn cảnh thất bại đó sẽ cho chúng ta biết những điều cần chuẩn bị, những việc cần làm tại thời điểm này để tránh gặp phải nó trong tương lai.
Học cách bơi ngược dòng
Nhà toán học người Đức Carl Jacobi đã có nhiều đóng góp quan trọng cho các lĩnh vực khoa học khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình. Ông được biết đến với khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn bằng cách tư duy đảo ngược của mình. Jacobi sẽ viết những điều ngược lại với vấn đề ông ấy đang cố giải và thấy rằng giải pháp thường đến dễ dàng hơn. Cách tư duy này cũng đã được đề cập đến trong cuốn sách "20 giờ đầu tiên" của Josh Kaufman.
Trong cuốn sách này, Josh Kaufman đã lấy việc chèo thuyền kayak vượt thác làm ví dụ (Kayak là tên gọi của một chiếc thuyền nhỏ, có bề ngang tương đối hẹp sử dụng máy chèo tay và sức người để điều khiển). Xin được phép trích dẫn một đoạn trong "20 giờ đầu tiên" của Josh Kaufman:
"Tôi cần biết điều gì nếu tôi muốn chèo thuyền kayak trên một con sông lớn có nước chảy xiết, đá lởm chởm?
Và đây là phép nghịch đảo: Sẽ thế nào nếu có chuyện không hay xảy ra?
- Tôi sẽ bị lật úp xuống dòng nước và không thể ngoi lên được.
- Tôi sẽ làm ngập chiếc thuyền kayak của mình, khiến nó bị chìm hoặc ngập, kết quả là mất luôn chiếc thuyền.
- Tôi làm mất mái chèo.
- Tôi bị đập đầu vào đá.
- Tôi bị hất văng khỏi thuyền, mắc kẹt trong xoáy nước (một điểm trên sông mà nước tạo thành một vòng xoáy như máy giặt) và không thể thoát ra ngoài được.
Nếu tôi gặp phải tất cả những việc đó cùng một lúc khi ở giữa dòng nước dữ, có lẽ tôi sẽ mất mạng – viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Suy nghĩ đáng sợ này rất có ích vì nó chỉ ra một số kỹ năng rất quan trọng của việc chèo thuyền kayak:
- Học cách lật lại thuyền khi bị lật mà không bị hất văng ra ngoài.
- Học cách ngăn không cho nước tràn vào thuyền kayak, tát nước nếu cần thiết.
- Học cách để không bị mất mái chèo trong dòng nước xiết.
- Học và có sự phòng ngừa an toàn khi thả thuyền trôi quanh những tảng đá lớn.
- Thăm dò dòng sông trước khi chèo thuyền để tránh hoàn toàn những điểm nguy hiểm.
Sự mô phỏng tinh thần này cũng giúp tôi lập được một danh sách những thứ cần mua: tôi cần phải đầu tư một chiếc áo phao, mũ bảo hiểm và những dụng cụ an toàn khác.
Lúc này, vì mục tiêu vượt sông- vui vẻ- không thiệt mạng, tôi đã có một danh sách những kỹ năng nhỏ để luyện lập và (một danh sách) những hành động cần phải thực hiện để đảm bảo tôi thực sự sẽ được vui, giữ được đồ đạc và sống sót được sau cuộc hành trình”.
Như vậy, rõ ràng trong tình huống mà Josh Kaufman đã đặt ra trong cuốn sách của mình, tư duy nghịch đảo đã phát huy tác dụng, đóng một vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhà toán học vĩ đại Carl Jacobi đã áp dụng và thành công, huyền thoại giới đầu tư Charlie Munger đã áp dụng và thành công, và bạn cũng thế. Trong mọi trường hợp, hãy luôn xem xét mặt trái của sự việc.
Curiosity