MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Châu Âu lấy lại niềm tin của nhà đầu tư nhờ phản ứng tốt với Covid-19

13-09-2020 - 17:24 PM | Tài chính quốc tế

Theo người đứng đầu quỹ khủng hoảng của khu vực đồng euro, kế hoạch kích thích chưa từng có của châu Âu đã thay đổi cách nhìn của nhiều nhà đầu tư vào khu vực này.

Các nhà đầu tư thường chỉ trích châu Âu về sự thiếu phối hợp và các thể chế yếu kém, đặc biệt là kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ làm tạo ra cơn chấn động cho toàn khu vực cách đây gần chục năm.

Tuy nhiên, theo Klaus Regling, người đứng đầu Cơ chế ổn định châu Âu - một quỹ chống khủng hoảng được thành lập vào năm 2012, trên thị trường hiện có một ý kiến ​​khác nhau sau khi Liên minh châu Âu đồng ý cùng nhau gây quỹ để cùng giải quyết cuộc khủng hoảng Covid - 19.

"Nhiều người trên thị trường nói rằng:" Chúng tôi đang có quan điểm tích cực hơn về châu Âu so với 10 năm qua, nhờ những phản ứng nhanh, lượng tiền dồi dào và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các quốc gia," Regling nói với Steve Sedgwick của CNBC.

Vào tháng 5 - khoảng hai tháng kể từ khi các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt được áp dụng trên toàn châu Âu - EU đã công bố các biện pháp kích thích đầu tiên nhằm hỗ trợ các quốc gia đối phó với những cú sốc kinh tế do virus gây ra.

Các biện pháp tiếp tục được tăng cường vào tháng 7, khi 27 quốc gia của EU thông báo rằng họ sẽ huy động 750 tỷ euro (888 tỷ USD) trên các thị trường đại chúng để đầu tư trên toàn khu vực. Kế hoạch này vẫn còn một số rào cản pháp lý cần thông qua, nhưng nó đánh dấu lần đầu tiên nhóm các quốc gia đồng ý phát hành một số nợ chung lớn như vậy.

Các thị trường hoan nghênh động thái này khi một số người gọi đó là "thời khắc Hamilton" của châu Âu, liên quan đến thỏa thuận được thực hiện bởi Cựu bộ trưởng Ngân khố Mỹ Alexander Hamilton nhằm chuyển các khoản nợ trước đây thành các nghĩa vụ chung của liên bang.

Một số người tin rằng thỏa thuận này mở ra tiền lệ cho các đợt phát hành nợ thông thường trong các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Phát biểu với CNBC, Regling cũng lưu ý rằng phản ứng của thế giới đối với cuộc khủng hoảng hiện nay quá rời rạc, thiếu sự phối hợp như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

"Nhưng tất nhiên chúng tôi biết vì sao lần này lại khác", ông nói "chính là do việc Mỹ đã rời xa chủ nghĩa đa phương và xung đột ngày càng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ".

Theo CNBC

Mỹ Linh

Tổ Quốc

Trở lên trên