Chị bán bún ốc vỉa hè Hà Nội trở thành đại gia sở hữu trong tay nhiều bất động sản trị giá hàng chục tỷ đồng nhờ bí quyết đầu tư BĐS không ai ngờ tới
Với khả năng tính toán và thăm dò kỹ lưỡng trước khi “xuống tiền”, người phụ nữ hàng ngày bán bún ốc vỉa hè sở hữu trong tay 5 bất động sản trị giá khoảng 12 tỷ đồng.
- 20-10-2021Nở rộ tình trạng phá cọc, thanh lý hợp đồng shop khối đế chung cư nhưng giá thuê vẫn cao ngất ngưởng
- 20-10-2021Diễn biến “ngược sóng” của phân khúc nhà phố, biệt thự Hà Nội và Tp.HCM
- 20-10-2021Đầu tư BĐS hậu Covid-19: Chọn thành phố hay tỉnh lẻ?
- 20-10-2021Flamingo và sứ mệnh đánh thức những vùng đất “ngủ quên”
- 20-10-2021Rót tiền tỉ đầu tư nhà phố, đây là cách giới đầu tư lão luyện vẫn thường lời bạc tỉ
- 20-10-2021Làm nhà giá rẻ vẫn vướng thủ tục
Chị N.Y (sinh năm 1978, quê gốc Nam Định) cho biết, năm 2000 chị lên Hà Nội làm thuê cho một xưởng may tại khu vực bến xe Giáp Bát. Đến năm 2003, chị lấy chồng cùng xưởng may, sau đó 2 vợ chồng nghỉ làm, dồn hết tiền tiết kiệm để mở một quán bún nhỏ tại vỉa hè ở Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội).
Khi đó, vì không có tiền 2 vợ chồng chị thuê một căn nhà cấp 4 để ở tạm, ngày ngày bận bịu với quán bún ốc. May mắn thay nhờ tài nấu ăn ngon nên quán chị mở ra lúc nào cũng đông kín từ sáng tới tối.
“Trước kia khu này chủ yếu là công nhân ở nhiều, nên tôi thấy mở quán bún ở đây là hợp lý. Sau khi lấy nhau chúng tôi thuê một căn nhà khoảng 20m2 ở đây rồi mở quán bún ốc bán. Khi đó, một bát bún chỉ có giá 5.000 đồng, trừ hết chi phí mỗi ngày tôi cũng lãi được 200.000 đồng. Đến khi giá tăng lên 25.000 - 30.000 đồng/bát có ngày đông kín khách tôi còn kiếm được cả triệu đồng”, chị N.Y kể.
Năm 2005, khu vực Định Công vẫn còn hoang sơ nên giá đất rất rẻ. Khi ấy, dồn hết tiền tiết kiệm 2 vợ chồng chị có khoảng 100 triệu đồng. Chị N.Y đánh liều vay bạn bè và họ hàng để mua mảnh đất rộng 30m2, có giá 200 triệu đồng.
“Lúc đó khu này vẫn còn thưa dân, đường đi vẫn là đường đất. Mọi người ai cũng cản tôi bảo mua làm gì, rồi nói khu này không có tiềm năng, đợi có thêm tiền thì mua vào khu trung tâm. Nhưng tôi nghĩ, nếu cứ đợi thì biết bao giờ mới đủ. Hơn nữa, ở Hà Nội tôi nghĩ kiểu gì cũng sẽ phát triển nên cố vay mượn để mua”, chị N.Y chia sẻ.
Mảnh đất ở Định Công chị N.Y mua khi đó đã có sẵn nhà cấp 4, để tiết kiệm tiền, 2 vợ chồng chị chỉ quét lại vôi ve, sửa sang cơ bản rồi ở tạm. Hàng ngày, thu nhập chính của gia đình chỉ dựa vào quán bún ốc, để tăng thêm tiền chồng chị còn chạy xe ôm, chở hàng thuê mỗi khi rảnh rỗi.
Mỗi tháng sau khi trừ hết chi phí, thu nhập của 2 vợ chồng cũng được khoảng 10 triệu đồng. Chị lại chia nhỏ thành các khoản gồm chi phí sinh hoạt, trả nợ,... còn lại bao nhiêu chị lại dồn hết để mua vàng tiết kiệm.
Chị H.Y lựa chọn "xuống tiền" tại vùng ven và nông thôn.
Thời điểm đó, giá vàng chỉ dao động từ 500.000 - 700.000 đồng/chỉ, có tháng chị mua 3 chỉ, tháng nào thu nhập tốt chị mua được 5 chỉ. Đến khi giá vàng tăng, chị bán hết đi lãi cả trăm triệu đồng. Tiền lãi từ bán vàng, chị N.Y tiếp tục chuyển sang đầu tư vào bất động sản. Do không đủ tiền mua đất ở nội đô nên chị đã lựa chọn xuống tiền ở vùng ven và nông thôn.
“Ngày ngày khách tới ăn bún ở quán tôi, tôi đều lân la hỏi chuyện về đất ở khu họ sống và quê của họ. Từ những câu chuyện vu vơ này tôi biết được giá đất ở rất nhiều nơi, ở đâu có tiềm năng và ở đâu đất đang lên để tính mua”, chị N.Y nói.
Năm 2007, tiết kiệm được khoảng 60 lượng vàng, chị mang bán hết được gần 800 triệu đồng. Khi đó, chị lựa chọn mua hơn 100 m2 đất ở Vĩnh Giang (Vĩnh Ngọc, Đông Anh), có giá khoảng 8 triệu đồng/m2.
Sau 2 năm, khi cầu Nhật Tân được xây dựng, giá đất tại Đông Anh lập tức tăng “dựng đứng”, chớp thời cơ chị N.Y bán ngay mảnh đất đó với giá 20 triệu đồng/m2, khoảng 2,4 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với thời điểm chị mua.
Tiền bán đất lần này, chị chia 1 nửa để xây dựng căn nhà 4 tầng tại Định Công. Nửa còn lại chị dành đầu tư bất động sản, mua một mảnh đất rộng 90 m2 tại Hoài Đức. Đến năm 2015, tiết kiệm được khoảng 700 triệu đồng, chị H.Y lại vay thêm bạn bè, người thân mua 2 lô đất rộng 100m2/lô tại Hưng Yên, có giá 450 triệu đồng/lô.
Đến năm 2018, sau khi trả hết nợ mua đất, vợ chồng chị dư một khoản khoảng 500 triệu đồng, tiếp tục chị N.Y lại mua thêm một mảnh đất tại quê chị có diện tích 120m2.
“Hai vợ chồng tôi công việc không ổn định nên cần giữ tiền phòng thân, suy đi tính lại thì đất vẫn là kênh đầu tư an toàn nhất. Nhiều người cứ bảo tôi mang tiền đi gửi ngân hàng cho nhàn, mua đất làm gì lắm rồi thua lỗ. Nhưng lãi ngân hàng ăn thua gì so với lãi đất, mua ở đâu tôi cũng bỏ thời gian tìm hiểu rất kỹ, không phải ở đâu tôi cũng xuống tiền mua”, chị N.Y chia sẻ.
Thời điểm hiện tại, chị N.Y nhẩm tính theo giá thị trường, ngôi nhà chị đang ở có giá khoảng 3 tỷ đồng, mảnh đất tại Hoài Đức không dưới 3 tỷ, 2 lô đất tại Hưng Yên bây giờ cũng có giá khoảng hơn 2 tỷ đồng/lô, còn mảnh đất tại quê của chị khoảng 1,5 tỷ đồng. Tổng tất cả bất động sản chị đang sở hữu khoảng gần 12 tỷ đồng.
“Tôi cũng không phải tay đầu tư chuyên nghiệp gì cả, chủ yếu mua đất để phòng thân nên không bao giờ chạy theo cơn sốt hay trào lưu. Nếu mua đất ở đâu tôi sẽ dành thời gian tìm hiểu và đi xem nhiều lần, khảo giá đất xung quanh rồi mới xuống tiền mua”, chị N.Y chia sẻ.
Người phụ nữ này cho biết thêm, mặc dù trong thời gian dịch vừa qua không bán hàng được nhưng giá những mảnh đất chị đang sở hữu vẫn có xu hướng tăng lên. Do đó, hiện nay gia đình chị đang còn một khoản tiết kiệm nữa nên chị vẫn tin tưởng lựa chọn mua đất.