MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chỉ bằng một mô hình, quỹ tương hỗ 12 tỷ USD trở thành quỹ có mức sinh lời cao nhất 1 thập kỷ

04-07-2016 - 23:00 PM | Tài chính quốc tế

Mô hình định lượng của quỹ SunAmerica FDST chỉ chọn ra 30 cổ phiếu 1 lần trong năm mà không phải mất công theo dõi biến động thị trường thường xuyên như cách vận hành của hầu hết các quỹ đầu tư ETF, quỹ tương hỗ trên thị trường hiện nay.

Không phải mất thời gian chọn danh mục cổ phiếu nhiều lần trong năm, Timothy Pettee vẫn có thể đánh bại tất cả những đối thủ của mình.

Timothy Pettee hiện đang là trưởng nhóm chiến lược đầu tư tại SunAmerica Asset Management trị giá 11,5 tỷ USD. Anh chỉ chọn ra 30 cổ phiếu mỗi năm, sử dụng một mô hình định lượng để phân bổ tỷ trọng. Trong suốt một thập kỷ qua, quỹ tương hỗ này có mức sinh lời trung bình là 9,7% - tốt nhất trong số hơn 260 quỹ có giá trị vốn hóa lớn mà Bloomberg thu thập được.


Bảng quỹ có tỷ lệ cổ tức cao nhất. Cập nhật cho đến ngày 29/6. Nguồn: Bloomberg

Bảng quỹ có tỷ lệ cổ tức cao nhất. Cập nhật cho đến ngày 29/6. Nguồn: Bloomberg

Khi mà những đồng nghiệp của anh - những người thường xuyên thay đổi cổ phiếu trong danh mục - trắng tay và mất uy tín, Pettee vẫn sở hữu cả hai thứ đó trong suốt 7 năm gần đây. Mô hình của anh chọn lựa ra các cổ phiếu dựa trên 3 tiêu chí: giá rẻ, có lãi và tỷ lệ cổ tức cao. Một cổ phiếu được chọn phải có tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn mức trung bình của rổ S&P 500.

“Tỷ lệ chi trả cổ tức là một con đười ươi 800 pound*. Yêu cầu cổ tức cao là động lực quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư ngày hôm nay và chính điều đó thúc đẩy mọi người đến với cổ phiếu chi trả cổ tức.”

Mô hình của Pettee thường chọn ra 30 cổ phiếu vào cuối tháng 10 và những cổ phiếu đó nằm im trong danh mục của anh cho đến hết năm, ngoại trừ những tình huống bất thường như chuyển nhượng hoặc cắt giảm cổ tức. Thường thường, mỗi năm có khoảng 1/3 số cổ phiếu trong danh mục bị thay đổi.

Pettee cho rằng giới hạn tự đặt ra về việc thay đổi danh mục cổ phiếu là giá trị đưa đến thành công của quỹ SunAmerica FDSP. “Thực tế là chúng tôi không phải lúc nào cũng phản ứng với những biến động mới trên thị trường.”


Chỉ bằng một mô hình chạy tự động quỹ SunAmerica đã đánh bại rổ chỉ số S&P 500 trong suốt 5 năm qua.

Chỉ bằng một mô hình chạy tự động quỹ SunAmerica đã đánh bại rổ chỉ số S&P 500 trong suốt 5 năm qua.

Andrew Sheridan và Tim Campion - hai đồng quản lý quỹ SunAmerica tại Jersey City, New Jersey đã chứng kiến quỹ của mình tăng gần 10 lần kể từ năm 2011 trong khi hầu hết các nhà quản lý quỹ khác vẫn còn đang phải vật lộn để giữ chân nhà đầu tư ở lại. Tờ Morningstar chỉ ra rằng, trong 5 tháng đầu năm 2016, chỉ có 39% quỹ tương hỗ đang hoạt động ở Mỹ có mức sinh lời cao hơn S&P 500.

Chiến lược tập trung vào tỷ lệ cổ tức có thể sẽ mất đi sức quyến rũ nếu lãi suất tăng mạnh, khiến nhà đầu tư chuyển sang trái phiếu. Michael Mullaney - Giám đốc đầu tư tại Fiduciary Trust hiện đang quản lý 11,5 tỷ USD – nhận định. Tuy nhiên, trong năm nay có vẻ như khả năng tăng lãi suất sẽ không xảy ra sau khi người Anh quyết định rời EU và làm rung chuyển thị trường toàn cầu.

Không điều gì là đúng 100% và mô hình của Pettee cũng có lúc sẩy chân. Năm 2014, 84% danh mục quỹ của anh đặt vào 2 nhà sản xuất hàng tiêu dùng lớn là nhà sản xuất đồ chơi Mattel và hãng túi Coach. Cả 2 mã cổ phiếu này đều rơi hơn 30%.

Quỹ SunAmerica FDSP được lập nên bởi Brendan Voege – cựu chuyên gia phân tích tại công ty SunAmerica Asset Management. Pettee chịu trách nhiệm vận hành quỹ từ năm 2013.

SunAmerica FDSP chọn cổ phiếu từ 2 rổ chính. 10 cổ phiếu có cổ tức cao nhất từ rổ DJIA được tự động đi vào danh mục. Trong năm nay, 2 trong số 10 cổ phiếu này là Verizon Communications và Exxon Mobil đã tăng ít nhất 20%, đưa quỹ tăng 7%. 20 cổ phiếu còn lại của quỹ đến từ rổ Russell 1000 Index – một chỉ số chuẩn cho những cổ phiếu vốn hóa lớn.

Năm 2009 là thời kỳ huy hoàng của quỹ SunAmerica FDSP với lợi nhuận 48% so với mức lợi nhuận chuẩn của S&P 500 là 26%. McDevitt – chuyên gia phân tích của tờ Morningstar nhận định: “Bạn không thể làm được gì. Những gì họ đạt được đến từ một mô hình, mà mô hình thì rất khó để giải thích.”

(*) Người Mỹ ám chỉ con đười ươi 800 pound là một công ty/cá nhân có quyền lực lớn nhất mà có thể làm bất cứ điều gì nếu muốn mà không sợ bất kỳ thế lực nào.

Anh Sa

Bloomberg

Trở lên trên