MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chỉ mất 90s xem clip này, bạn sẽ không bao giờ thua trong các vụ thách đố nữa

25-09-2016 - 09:05 AM | Sống

Dựa trên khoa học, người ta đã nghĩ ra những bí kíp thách đố mà 100% bạn không thể thua.

Lần trước, chúng ta đã từng biết đến một số bí kíp giúp bạn trở thành ông chủ của mọi buổi tiệc, khi có thể đứng ra tổ chức những trò thách đố mà 100% bạn không bao giờ thua.

Vậy thì hôm nay, bạn sẽ tiếp tục biết một số chiêu trò khác nữa, đơn giản chỉ bằng cách xem qua video sau đây.

Vì sao lại thế nhỉ?

1. Sở dĩ lon nước có thể bay cao như vậy là do kích cỡ của lon gần như vừa khít với cốc. Khi ta thổi hơi vào, luồng hơi sẽ theo thân lon di chuyển xuống đáy cốc, sau đó đẩy ngược lên. Và vì đáy lon không có lỗ thủng, lon nước sẽ hứng chịu toàn bộ lực đẩy, khiến nó bắn vọt lên không trung.

Tất nhiên để lon nước bay trúng cốc nước bên cạnh cũng cần một quá trình luyện tập khá gian nan đấy.

2. Sử dụng ly để xoay viên bi, chúng ta đã khiến cho viên bi chuyển động tròn bên trong, tạo ra lực hướng tâm. Chính lực này đã giúp viên bi không bị rơi ra khỏi cốc, miễn là ta không ngừng xoay nó.

3. Bạn biết không, nhiệt độ tại đầu que diêm khi phát hỏa có thể đạt 800 - 900 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ nóng chảy của thuỷ tinh thường chỉ rơi vào tầm 700 độ C thôi.

Do đó, khi châm que diêm, một phần (rất rất nhỏ) của cốc thuỷ tinh bị tan chảy, đủ để dính que diêm vào thành cốc.

Hơn nữa, trong thành phần ở đầu diêm có một ít gelatin. Gelatin bình thường có vai trò tăng tính kết dính cho các hoá chất trên đầu diêm. Nhưng trong trường hợp này, nó cũng giúp diêm dính vào cốc dễ hơn nữa.

4. Nguyên nhân là vì hướng lực tác động của bạn lúc này trùng với phương trọng lực của đồng xu.

Với tốc độ đủ nhanh, đồng tiền đơn giản sẽ trượt ra, trong khi đồng xu không kịp rơi xuống để chịu tác động đủ mạnh từ đồng tiền.

5. Khi cả 2 đầu que diêm cùng lúc bùng cháy, nhiệt lượng toả ra mạnh mẽ sẽ khiến chúng dính chặt vào nhau. Tuy nhiên, do que diêm bên phải cháy nhanh hơn, khiến cho ngọn lửa phần thân lúc sau bị yếu đi.

Trong khi đó, đầu 2 que diêm bùng cháy mạnh mẽ sẽ gây ra sự chênh lệch áp suất giữa 2 điểm, tạo nên một lực nâng, uốn cong que diêm còn lại lên.

6. Bắt lấy tờ tiền tưởng dễ mà khó không tưởng. Thời gian tối thiểu để não bộ xử lý một thông tin bất kỳ là 0,2s. Đó là khoảng thời gian từ lúc nhìn thấy tờ tiền, rồi não bộ ra lệnh cho ngón tay chụp lại. Tất nhiên thi thoảng cũng có ngoại lệ, nhưng hầu hết mọi người đều như vậy.

Trong khi đó, thời gian tờ tiền rơi xuống lại nhỏ hơn 0,2s. Chính vì thế trừ khi bạn là siêu nhân, còn không thì chẳng có ai bắt được tờ tiền này đâu.

7. Hầu hết các loại tăm có bán trong siêu thị thường được làm từ gỗ bạch dương sấy khô.

Khi bẻ gãy tăm, bạn đã tác dụng một lực nén lên sợi gỗ bên trong nó. Nhưng khi đổ nước lên, các sợi gỗ sẽ hấp thụ nước, dựa trên các "mao mạch" trong đó. Nước sẽ giải phóng lực nén, khiến tăm có xu hướng nở ra, trở lại hình dạng ban đầu.

8. Việc gấp giấy theo hình dạng ziczag sẽ giúp cho áp lực từ cái cốc được dàn đều hơn sang 2 bề mặt nếp gấp, qua đó giữ cho cốc không rơi xuống.

Đây cũng là kết cấu phổ biến trong các trụ đỡ trên rất nhiều cây cầu trên thế giới.

Theo J

Kenh14/Trí Thức Trẻ/Nguồn: 5MinuteCrafts

Trở lên trên