Chỉ với câu trả lời này, "gã điên" giàu nhất Nhật Bản khẳng định bản lĩnh và sự hài hước
Có lần được hỏi trên Twitter về việc tại sao tóc của ngài lại cứ “lùi ra sau” thế (ý nói bị hói đầu), ông đã trả lời rằng: “Tóc tôi đâu có lùi ra sau, là do tôi tiến lên đấy chứ”.
- 02-01-2018Đầu tư tiền tỷ vào các tác phẩm nghệ thuật, người giàu Trung đang thay đổi nền nghệ thuật thế giới mạnh mẽ
- 02-01-2018Tỷ phú Mark Cuban: Nếu mất tất cả và phải làm lại từ đầu, đây là việc tôi sẽ làm
- 02-01-2018Bộ kĩ năng thành công quan trọng của tỉ phú Richard Bransons: Hãy làm nổi bật giá trị của người khác
Đó không chỉ là một câu trả lời hài hước mà còn đầy tự tin, khẳng định được bản lĩnh trong cuộc sống cũng như trên thương trường của "người đàn ông giàu nhất Nhật Bản", sở hữu khối tài sản hơn 22,2 tỷ USD theo đánh giá của tạp chí danh tiếng Forbes.
Từng cùng bà đi xin thức ăn thừa về để... nuôi lợn
Ông Son sinh năm 1957 với cha mẹ là người gốc Triều Tiên tại đảo Kyushu của Nhật Bản.
Gia đình ông kiếm sống bằng nghề nuôi lợn và gia cầm, nhưng gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn quan hệ giữa hai nước Triều Tiên và Nhật Bản có nhiều căng thẳng (1910 - 1945).
"Hồi còn nhỏ, tôi ngồi trong một chiếc xe kéo. Nó hôi thối đến mức tôi buồn nôn. Bà tôi là người kéo xe, giờ bà đã mất rồi.
Chúng tôi đi thu lượm thức ăn thừa từ hàng xóm để cho lợn và gia cầm ăn. Mùi của nó rất kinh. Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ. Bản thân tôi cũng làm việc rất chăm chỉ" - ông Son nhớ lại.
Năm 16 tuổi, ông Son tới Mỹ và sau đó theo học tại Đại học California ở Berkeley. Chính tại đây, ông đã bắt đầu sự nghiệp kinh doanh.
Thành công lớn đầu tiên của ông là khi phát minh ra một hệ thống máy tính dịch tiếng Anh sang tiếng Nhật. Sau đó ông đã bán nó cho hãng Sharp với giá là một triệu đô la.
"Cuộc sống quá ngắn ngủi để làm những điều cỏn con"
Ông Masayoshi Son vừa là người sáng lập, vừa là người điều hành của tập đoàn viễn thông đa quốc gia Softbank.
Softbank Mobile, công ty con của Softbank là nhà mạng lớn thứ ba tại Nhật Bản.
Masayoshi Son: "Cuộc sống quá ngắn để làm những điều cỏn con". (Ảnh: Internet).
Dưới sự dẫn dắt của ông Masayoshi Son, Softbank đã cho thế giới công nghệ "lác mắt" với Vision Fund, một quỹ đầu tư dành ra 100 tỷ USD cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Nhà kinh doanh táo bạo và nổi bật này là một trong những thương nhân đầu tiên trên thế giới gặp gỡ một ông trùm tư bản đặc biệt khác, Donald Trump, sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm ngoái.
Ông Son cam kết sẽ đầu tư 50 tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ và tạo ra 50.000 việc làm.
Được biết, Masayoshi Son từng gần như trắng tay khi xảy ra sự kiện "bong bóng Dot.com", khiến ông mất đi tới 70 tỷ USD chỉ trong một ngày và thừa nhận 99% tổng tài sản của mình đã ra đi.
Tuy nhiên, không ngần ngại làm lại từ đầu, ông đã khẳng định ý chí mạnh mẽ của mình với câu nói: "Cuộc sống này quá ngắn ngủi để làm những việc cỏn con".
Bị coi là một "doanh nhân khác người" với tầm nhìn xa hàng trăm năm
David Gibson, một chuyên gia phân tích của Macquarie Bank cho biết: "Masayoshi Son là một người rất đặc biệt. Tầm nhìn của ông ấy xa hơn rất nhiều những nhà đầu tư khác".
Masayoshi Son luôn bị ám ảnh bởi tương lai và từng thừa nhận đã có kế hoạch trong 300 năm cho Softbank.
Ông cũng đã "lấn sân" sang ngành kinh doanh năng lượng mặt trời khi Nhật Bản tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế sạch và an toàn sau vụ khủng hoảng hạt nhân ở nhà máy Fukushima.
Gắn với nhiều biệt danh, nhưng chỉ muốn nhớ tới là một "gã điên"
Không chỉ là "Người đàn ông giàu nhất Nhật Bản", Masayoshi Son còn được Forbes bình chọn là "Doanh nhân hấp dẫn nhất Nhật Bản" và nằm trong số 10 nhân vật đứng đầu trong số các nhân vật có ảnh hưởng nhất trên toàn cầu (Global Power Elite).
Trong khi đó, News & World Report thì đánh giá ông Son là "Doanh nhân nổi tiếng nhất thời đại kỹ thuật số của Nhật Bản".
Năm 2010, ông Son hỏi những người theo dõi ông trên Twitter rằng: "Điều bạn cho là đáng buồn nhất trong cuộc đời là gì?" Đa phần các câu trả lời đều là: Cái chết, sự cô đơn và nỗi thất vọng.
Đáp lại điều này, ông Son đã đưa ra một thông điệp, đó là bảo đảm không ai bị bỏ rơi. Sau đó, Softbank đã hợp tác với Foxconn để tạo ra Pepper, một robot biết đọc cảm xúc và tương tác với con người, giúp con người bớt cô đơn.
Ông Son còn muốn tạo ra những chiếc máy giúp tăng tuổi thọ con người lên tới 200.
Chính vì thế, khi qua đời, có thể là năm mười năm nữa, hoặc hàng trăm năm nữa (nếu ý tưởng nói trên của ông thành công), ông Son tuyên bố muốn "được nhớ đến như một gã điên thích cá cược với tương lai".
Là người có trái tim nhân hậu, ông Masayoshi Son đã tặng 10 tỷ yen và số lương còn lại đến lúc về hưu cho các nạn nhân của thảm họa động đất ở Nhật Bản.
Tổng hợp
Thời Đại