Chia bè kéo phái nơi công sở: Cuộc chiến cam go không hồi kết!
Hơn cả bị sếp trù dập, hơn cả bị khiển trách nhận phạt, thì 4 từ "chia-bè-kéo-phái" ở chốn công sở còn khiến người ta phải đau đầu hơn thế.
- 28-10-2018Chốn công sở luôn có những đồng nghiệp khó ưa và "trái khoáy", đây là cách người thông minh loại bỏ những phiền toái và gặt hái thành công
- 28-10-2018Nghệ thuật của sự “cho đi”: Bí quyết đơn giản để có được sự tin tưởng và yêu mến nơi công sở
- 26-10-2018Vào mà xem bữa trưa công sở nước "nhà người ta"
Trong Như Ý Truyện, trong Diên Hy Công Lược, hậu cung những tưởng êm đềm lại là nơi đấu đá nhau, tàn bạo, sát hại nhau theo từng mưu hèn kế bẩn. Có đủ các phe cánh, từ phe "theo Hậu" đến phe "Quý Phi", luôn trong trạng thái túc trực diệt trừ nhau lúc nào không hay. Và đương nhiên, ngoài mặt thì luôn trao nhau những nụ cười, ánh mắt hiền dịu.
Ngoài đời cũng chẳng hơn. Nhất là chốn công sở. Trăm mưu ngàn kế, những tưởng là để chung cho mục đích khiến công ty tốt hơn. Nhưng không. Chỉ đơn giản là để lôi kéo lẫn nhau, chia bè kéo phái cho mục đích cá nhân.
Và thế là, tôi cũng không hiểu cuối cùng chúng ta đi làm kiếm tiền nuôi thân, hay để chơi đánh trận giả?
Một thể thống nhất - xem chừng là khái niệm quá đỗi xa vời ở chốn công sở
Có 3 vạn 800 lẻ 1 lí do khiến người ta thích chia bè phái khi đi làm, nhưng đa phần là vì xung đột lợi ích cá nhân, vì khác biệt nhận thức hay chỉ đơn giản là vì "ngứa mắt" đồng nghiệp. Nhưng chung quy, thì vì lí do gì, việc hình thành cái khái niệm bè phái, cũng khiến cho việc mưu sinh chốn công sở, khắc nghiệt và ngột ngạt hơn bao giờ hết.
Về cơ bản, nhóm thứ nhất và nhóm thứ ba có thể gộp chung lại làm một, vì chung quy, họ có một điểm chung là lòng đố kỵ. Đố kỵ vì người khác có thứ họ không có. Tuy nhiên, với nhóm thứ nhất, họ ghen ghét là bởi lợi ích của đối thủ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của họ. Còn nhóm thứ ba, họ tị nạnh, đơn giản là vì họ ghen ăn tức ở.
Tôi, trước hết chính là một nạn nhân của nhóm thứ 3. Tôi bắt đầu đi làm với một cái mác người vô hình, không ai biết cũng chẳng ai hay, cho đến một ngày, tôi (tạm gọi là) gặp thời. Cơ hội đến tay thì tôi chớp lấy, công việc của tôi cũng vì thế mà phất lên đôi chút. Thời điểm đó, tôi còn gặp khá nhiều may mắn trong chuyện tình cảm, sếp quý, bạn bè thương, sự nghiệp thì cứ tằng tằng mà phát triển. Nghe thật viên mãn, nhưng đấy cũng là nguyên nhân, khiến tôi thành đối tượng mà đám người kia công kích. Dù về cơ bản, tôi và họ, nước sông không phạm nước giếng.
Rõ ràng là, việc tôi được trọng dụng hay không, cũng không ảnh hưởng tới việc họ tiến hay lui. Nhưng, họ vẫn thích lập hội lập hè, thành một nhóm anti-fan châm chọc tôi trên mọi phương diện, cốt là để thỏa mãn cái sự tức tối trong lòng. Họ bắt đầu bằng đôi ba người, sau đó nhân rộng thành năm sáu người, bảy tám người, cứ thế cứ thế, tra tấn tinh thần tôi bằng cách này qua cách khác.
Bạn hỏi tôi sao không vùng lên một trận? Vì tôi thấy thế thật phiền, sẽ là quá mệt mỏi nếu hở ra là chúng ta gây bão tạo gió ở nơi vốn chỉ nên để kiếm tiền thôi. Vả lại tôi nghĩ, tôi càng phản ứng, họ càng được cớ để gieo mầm ghen ghét trong lòng mọi người. Kệ, là cách tôi ứng phó tạm thời.
Còn chuyện của bạn tôi, thì không đơn giản nằm ở chữ "kệ" nữa. Vì anh bạn đó, là đối tượng công kích của những cá thể thích xung đột để bảo tồn lợi ích cá nhân.
Hãy hiểu nôm na thế này, công ty tôi chia làm 2 phe lớn, một phe A và một phe B. Anh bạn tôi vu vơ thế nào nằm dưới trướng, gần như là cánh tay đắc lực của phe A. Điều này làm phe B nóng mắt, sự tồn tại của anh kia, ắt sẽ khiến phe A như hổ thêm cánh, sẽ lộng quyền và lâu dần thì chiếm mất quyền lợi của họ. Hệ quả của việc "rồng phượng chém nhau" thì hẳn sẽ là "ruồi muỗi chết". Anh bạn tôi cuối cùng bị ép uổng đủ đường, phải tự động viết đơn xin thôi việc dù xét về tài năng thì anh gần như hơn tất thảy mọi người.
Khi dính đến hai chữ lợi-ích, bạn sẽ không thể giữ thái độ mặc kệ vì đây không còn là cuộc chiến tinh thần, mà là cuộc chiến của đồng tiền lạnh ngắt. Bạn, hoặc sẽ phải âm thầm rút lui, hoặc sẽ phải vùng lên mà khởi nghĩa. Tất nhiên, lựa chọn sao còn tùy thuộc vào bản lĩnh từng người.
Đã là một việc không thể tránh, thì ta chỉ có thể nghĩ cách cùng tồn tại với nó
Cứ 10 văn phòng tới 11 nơi, xảy ra tình trạng chia bè chia phái. Vì như tôi đã nói ở trên, cái khái niệm một thể thống nhất, một thể đồng lòng, nó khá phi thực tế ở nơi này. Người ta có thể bằng mặt không bằng lòng nhau chứ khó mà có chuyện, ai ai cũng đồng lòng, cùng nghĩ về một hướng. Luôn có những cuộc chiến ngầm, luôn có những hội này, nhóm kia.
Như tiến sĩ Travis Bradberry, chủ tịch TalentSmar từng nói: cùng một cơ quan nhưng luôn tồn tại cả "đồng minh" và "địch thủ", cứ tinh ý một chút, bạn sẽ thấy ai liên kết với ai, ai thù địch với ai. Ví dụ như, cứ nhìn những ai hay đi ăn với ai, ai là người đầu tiên (hoặc cuối cùng) biết những tin sốt dẻo, những thay đổi trong công ty là bạn sẽ phần nào đoán được.
Sẽ rất khó để khiến việc chia bè phải biến mất hoàn toàn. Thay vào đó, hãy học cách tồn tại cùng với nó.
Tiến sĩ khẳng định, việc đứng về phe nào đó ngay không phải là một quyết định khôn ngoan. Hãy là một người hiểu luật chơi, hiểu tình thế và xây dựng chiến lược "đồng minh rộng rãi". Cái quan trọng, là bạn phải (nên) nghĩ cho lợi ích CHUNG của công ty, của tổ chức, hãy thể hiện một tầm nhìn xa, khi đó bạn có thể tồn tại, dù có hay không thuộc về phe nào. Đây có lẽ sẽ là cách ứng phó tối ưu, để giữ mình trước vòng xoáy của những phe phái xung đột vì lợi ích.
Và tuyệt nhiên, hãy hạn chế nhất có thể, việc trở thành Drama Queen bằng cách thêu dệt những câu chuyện nói xấu hay phao tin đồn nhảm. Nó chẳng giúp được gì cho bạn, nói trắng ra là vậy. Gây sóng gió chốn công sở, ngoài việc khiến bạn trở thành người tầm thường vô công rồi nghề trong mắt người khác, thì chẳng thể giúp bạn thăng tiến trong công việc. Chỗ làm, chung quy vẫn là nơi kiếm tiền mưu sinh cơ mà.
Trí thức trẻ