Chiếc trống bỏi giá rẻ giật mình 2000đ chơi Trung thu kêu giòn giã khắp nhà
Khác với trống bỏi ở những nơi khác, trống bỏi thôn Báo Đáp (xã Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định) có một nét rất riêng. Chỉ bằng những vật liệu rất đơn giản như nắm đất, thanh tre... là có thể tạo được một món đồ chơi rất vui nhộn dành cho trẻ em nhân dịp Tết Trung thu.
12-09-2018
01-09-2018
05-08-2018
Do hiệu quả kinh tế thấp nên hiện nay tại địa bàn chỉ còn duy nhất ông Nguyễn Đức Hưởng (60 tuổi) còn làm. Ông tiếp cận nghề này từ ông nội và cha lúc lên 6 tuổi, sau rồi không biết làm nghề nào khác cho nên theo luôn cho tới tận bây giờ. Tuy nhiên, cách đây 20 năm sản phẩm này còn được ưa chuộng, còn những năm gần đây đồ chơi ngoại về ngày một nhiều nên ngày càng ít người quan tâm. Hơn nữa giá bán lại rất rẻ, chỉ có 2.000 đồng/chiếc. Trong khi để làm một chiếc trống lại mất rất nhiều thời gian, trải qua nhiều công đoạn khác nhau và cần nhiều người (từ 3-5 người). Để kịp sản xuất trống cho Rằm tháng Tám, ngay từ tháng 4 âm lịch người thợ đã phải chuẩn bị các nguyên liệu đất sét, giấy, cán trống, dây thép, tre và dây. Đất sét để làm tang trống phải là loại đất sét dẻo, tốt nhất là loại đất sét được nhập từ làng gốm Bát Tràng (với giá 3.000.000 đồng/m3). Trước kia, tang trống thường được làm bằng nứa nhưng do dùng chất liệu này tạo ra tiếng kêu nhỏ hơn, nên người thợ cải tiến bằng tang đất để khi xoay tiếng sẽ lớn hơn. Sau khi có đất sét, người thợ tiến hành tạo tang trống bằng cách dùng hai miếng thép có đường kính khác nhau (3cm và 4cm). Tạo tang trống xong lấy dây sắt vòng qua ½ thành tang để tạo thành giá đỡ trống, sau đó thì đem đi phơi khô khoảng chừng 2 tiếng (nếu phơi quá thì tang trống sẽ giòn, không bền). Tiếp đến, dùng giấy nhuộm phẩm đỏ (dài chừng 7cm và có cắt răng cưa) phủ hồ lên (làm từ gạo nếp) để bọc thân tang, phơi chừng 30 phút để hồ khô. Sau đó, cắt 2 miếng giấy hình tròn, miếng to (giấy mỏng, in hình ông sao lồng trong mặt trời), miếng nhỏ (bìa cứng) dán phía dưới mặt miếng to, đồng thời dán vào một mặt của tang trống. Bước tiếp theo, gắn tang trống vào cán trống được làm từ một thanh nhựa dài chừng 8cm, phần đầu có 4 cạnh, khi quanh tròn sẽ tạo lực tác động vào mặt trống. Trước kia cán trống thường được dùng làm que hóp (một loại cây giống tre nhưng nhỏ hơn) thường được trồng ở bờ ao làm rào, những những năm gần đây loại hóp này ngày một hiếm, hơn nữa khi dùng loại này phải dùng thêm 2 miếng thép để tạo bốn cạnh ở đầu que hóp nên sẽ tốn thêm thời gian, tốn chi phí về vật liệu. Cuối cùng, dùng dây nylon (tước mỏng) buộc vào khoảng 2/3 giá trống (về phía cán trống), sau đó dùng một que tre (hình tròn, to gấp 5 lần que tăm) đặt vào giữa dây nylon xoáy đến khi dây nylon cố định được que tre. Với các thao tác như vậy, mỗi ngày trung bình gia đình ông Hưởng làm được 50 cái, thu nhập trung bình tầm 100.000 đồng/ngày. Dịp Trung thu năm nay, ông Hưởng bán chừng được 5 vạn cái. Khách hàng chủ yếu là các chủ buôn đồ chơi ở Hà Nội (như ở phố Hàng Mã). Tuy giá thành rẻ là vậy nhưng mỗi lần vận chuyển cho khách, ông Hưởng đều phải chịu tiền cước chừng 100.000 đồng/chuyến, nên lãi lời cũng chẳng là bao. Những năm gần đây, do tuổi già sức yếu, cộng thêm các con của ông phần lớn đã lập gia đình và đều có hướng lựa chọn riêng, nên ông Hưởng dự định làm một vài năm nữa rồi nghỉ. Ông Hưởng nghỉ cũng là điềm báo cho sự mất dần một loại đồ chơi dân gian, cũng như thôn Báo Đáp đã từng mất đi loại đồ chơi Võ Tòng đả hổ khi xưa.
Theo Trường Hùng
Lao động
Theo Lao động
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
https://laodong.vn/photo/chiec-trong-boi-gia-re-giat-minh-2000d-choi-trung-thu-keu-gion-gia-khap-nha-631433.ldo
CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Ngày
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Năm
2024
2023
2022
2021
2020
2019
XEM