Chiến lược gia của Credit Suisse: Chỉ báo quan trọng cho thấy suy thoái không xảy ra trong vòng 2 năm tới
Ông dự đoán một đợt suy thoái sẽ xảy ra vào tháng 8/2025.
- 09-03-2023Nền kinh tế "kỳ lạ", nơi cứ 6 tháng người ta lại cảnh báo suy thoái một lần
- 08-03-2023Một chỉ báo suy thoái gióng hồi chuông lớn chưa từng thấy khi Chủ tịch Fed phát tín hiệu tăng lãi suất
- 06-03-2023Tập đoàn hiếm hoi ‘bình chân như vại’ trước nỗi lo suy thoái nhờ nghiệm ra ‘chân lý’
Theo giám đốc chiến lược chứng khoán Jonathan Golub của Credit Suisse, chỉ số suy thoái được theo dõi sát sao nhất đang nói với các thị trường rằng suy thoái sẽ không xảy ra trong 2 năm nữa.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin CNBC, ông Golub đã chỉ ra sự khác biệt giữa lợi suất trái phiếu kho bạc 2 năm và 10 năm. Hiện đường cong lợi suất đang có sự đảo ngược lớn nhất trong vòng 42 năm qua. Khi lợi suất trái phiếu ngắn hạn vượt qua lợi suất dài hạn, đó là dấu hiệu cho thấy một cuộc suy thoái đang đến.
Ông Golub cho biết: “Đường cong lợi suất là chỉ số có giá trị nhất, hữu ích nhất báo hiệu thời điểm suy thoái kinh tế xảy ra. Đường cong lợi suất đã bị đảo ngược trong vài tháng”. Ông bổ sung thêm rằng tình trạng này sẽ còn kéo dài đến tháng 1/2026.
Điều đó có nghĩa là đường cong lợi suất bị đảo ngược trong 26 tháng, kể từ khi lợi suất 2 năm vượt qua lợi suất 10 năm vào tháng 10/2022. Golub cho rằng đây là một khoảng thời gian dài "bất thường”. Vì trong các chu kỳ trước, đường cong lợi suất thường chỉ đảo ngược từ 6-18 tháng.
“Giả định hợp lý nhất là suy thoái sẽ không xảy ra, ít nhất là cho đến năm 2025”, Golub nói. Dựa trên dữ liệu trong quá khứ, ông dự đoán suy thoái sẽ xảy ra vào tháng 8/2025.
Mốc suy thoái này xa hơn nhiều so với cái nhìn của các chuyên gia khác. CEO Brian Moynihan của Ngân hàng Mỹ (BoA) dự đoán suy thoái sẽ xảy ra vào quý 3 năm 2023. Trong khi đó, CEO Jamie Dimon của JPMorgan nói rằng Mỹ có thể tránh được suy thoái, song ông và cộng sự vẫn đang chuẩn bị tâm thế cho một cuộc suy thoái nhẹ vào giữa năm.
Golub cho biết rằng mặc dù suy thoái có thể bị trì hoãn, nhưng nền kinh tế vẫn sẽ chịu nhiều tổn thất. Đồng thời, ông nhận định rằng Mỹ sẽ phải vật lộn với "lạm phát đình trệ nhẹ" trong thời gian ngắn.
Lạm phát đình trệ là sự kết hợp đáng sợ giữa lạm phát cao và tăng trưởng thấp. Kết quả của tình trạng này là giá cả leo thang và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 2 con số. Golub dự đoán lạm phát sẽ dao động quanh mức 3,5% - 4% trong vài năm tới, trong khi tỷ lệ thất nghiệp dao động trong khoảng 3% - 4%. Tăng trưởng kinh tế cũng có thể sẽ ở mức thấp khoảng 1%.
Các nhà phê bình khác đã dự báo lợi nhuận của cổ phiếu sẽ mờ nhạt hoặc ảm đạm trong năm nay. Ở chiều hướng tiêu cực hơn, chiến lược gia trưởng về chứng khoán của Morgan Stanley đã cảnh báo thị trường chứng khoán có thể giảm 26% do lãi suất cao đè nặng lên cổ phiếu.
Theo MI
Nhịp Sống Thị Trường