Chiến tranh thương mại chưa mang lại lợi ích rõ rệt cho Việt Nam
Việt Nam đã được coi như một người chiến thắng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vì chi phí sản xuất thấp. Nhưng theo giám đốc đầu tư của Dragon Capital, những lợi ích đến với Việt Nam vẫn là chưa rõ rệt.
- 13-01-2019Tổng thống Trump đề nghị gặp ông Kim Jong-un tại Việt Nam vào giữa tháng 2
- 10-01-2019Khảo sát Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam sẽ tăng 18% trong 2019
- 12-12-2018Bloomberg: Đây là những lý do khiến Việt Nam "thắng đậm" nhờ chiến tranh thương mại
Khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra gây ảnh hưởng đến các hoạt động xuất khẩu từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, các nhà phân tích dự đoán rằng các quốc gia khác có thể hưởng lợi nhờ nhu cầu của Trung Quốc và Mỹ sẽ chuyển hướng.
Việt Nam - và Đông Nam Á nói chung - là một trong những nơi được mong đợi nhất sẽ được hưởng lợi từ việc mua hàng của 2 ông lớn. Tuy nhiên, theo một nhà đầu tư kì cựu, khoản lợi ích này cho đến nay là không đáng kể.
"Vẫn còn quá sớm để cho rằng Việt Nam hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại. Ông Bill Stoops, giám đốc đầu tư của công ty quản lý tài sản Dragon Capital, nói trong cuộc phỏng phấn với CNBC.
Trước đó, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ là "người chiến thắng" trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vì chi phí sản xuất thấp. Báo cáo chỉ ra rằng một số công ty đã bắt đầu chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan do Mỹ áp đặt.
"Việt Nam là quốc gia được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh giống như những gì Trung Quốc đã làm được và quốc gia này có thể sẽ được hưởng lợi từ các chuỗi cung ứng được điều chỉnh trong một thời gian dài", Rob Koepp, Giám đốc mạng lưới của tổ chức Economist Corporate Network.
"Mặc dù các công ty có thể gặp trở ngại bởi những hạn chế trong lĩnh vực logistics, việc di dời và xây dựng các cơ sở mới ở Việt Nam cũng không dễ dàng, nhưng nước này đã bắt đầu nhận được các đơn đặt hàng mới tràn ngập vào các ngành công nghiệp có khả năng tăng sản lượng"- Stoops nói.
"Chúng tôi đã bắt đầu thấy các đơn đặt hàng lớn, các đơn hàng xuất khẩu lớn tới ồ ạt nhằm vào các mặt hàng như hải sản, đồ nội thất và ngành công nghiệp may mặc. Tôi nghĩ rằng đây là "điềm báo" cho những điều sắp xảy ra, khi mọi người bắt đầu chuyển hướng kinh doanh ra khỏi Trung Quốc."
"Mặc dù việc chuyển hướng kinh doanh chưa diễn ra một cách rõ rệt, nhưng nhìn vào những đơn hàng xuất khẩu, chúng tôi tin chắc rằng sự dịch chuyển đã ở rất gần."
"Các nhà đầu tư không thể dễ dàng mua bán nhờ vào viễn cảnh kinh tế ở trên vì rất ít nhà xuất khẩu trong các lĩnh vực được hưởng lợi được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, nhưng dù sao thì đây vẫn là tin tốt cho thị trường chứng khoán Việt Nam."
"Đối với Dragon Capital, chúng tôi vẫn tập trung vào các doanh nghiệp trong nước và quan tâm hơn tới nền kinh tế nội địa."
Các công ty Việt Nam có mức tăng trưởng thu nhập tốt và đang giao dịch với tỷ lệ P/E khoảng 12 lần, thấp hơn so với các nước khác trong khu vực. Quản trị doanh nghiệp đang được cải thiện và đất nước có sự ổn định chính trị, tiền lương rẻ và "nhân khẩu học hoàn hảo".
Stoop cho rằng tình trạng hỗn loạn của thị trường đã làm đình trệ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và việc lên sàn của các công ty. Tuy nhiên, ông dự kiến rằng các nhà đầu tư có thể mong việc cải tổ các doanh nghiệp sẽ tới nhiều hơn trong quý hai và ba năm 2019.
"Nên nhớ rằng, chính phủ luôn luôn cần tiền để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Trên thực tế, việc giảm bớt các công ty nhà nước là điều có lợi cho nền kinh tế", ông nói thêm.