MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chiều nay tuyên án 19 bị cáo gây thiệt hại 830 tỉ đồng trong vụ Gang thép Thái Nguyên

20-04-2021 - 13:57 PM | Xã hội

Chiều nay tuyên án 19 bị cáo gây thiệt hại 830 tỉ đồng trong vụ Gang thép Thái Nguyên

Bị cáo buộc gây thiệt hại 830 tỉ đồng sai phạm tại Gang thép Thái Nguyên, chiều nay 20-4, TAND TP Hà Nội sẽ tuyên án Mai Văn Tinh, nguyên chủ tịch VNS; Trần Trọng Mừng, nguyên tổng Giám đốc Gang thép Thái Nguyên, cùng 17 bị cáo khác.

Theo dự kiến chiều nay 20-4, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội sẽ tuyên án đối với 19 bị cáo liên quan sai phạm tại Dự án Mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO).

Trước đó, VKSND đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Trọng Mừng, nguyên tổng Giám đốc TISCO, từ 10-11 năm tù; Mai Văn Tinh, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS), từ 6-7 năm tù; Trần Văn Khâm, nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc TISCO, từ 9-10 năm tù; Đậu Văn Hùng, nguyên Tổng Giám đốc VNS, từ 3-4 năm tù và 11 bị cáo khác bị đề nghị từ 2-7 năm tù cùng về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Ngoài ra, 4 bị cáo khác bị đề nghị từ 1-3 năm tù giam cùng về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

 Chiều nay tuyên án 19 bị cáo gây thiệt hại 830 tỉ đồng trong vụ Gang thép Thái Nguyên  - Ảnh 1.

Các bị cáo tại phiên toà

Theo cáo buộc của đại diện VKSND thực hành quyền công tố tại phiên toà, dự án mở rộng giai đoạn 2 của TISCO được triển khai năm 2007 và do Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS) chỉ đạo, kiểm soát; đơn vị trúng thầu là Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC). Qua đó, TISCO ký với MCC hợp đồng EPC trị giá hơn 160 triệu USD trong đó phần E (thiết kế) trị giá hơn 3,1 triệu, P (cung cấp thiết bị) giá gần 115 triệu và phần C (xây lắp) trị giá hơn 42 triệu USD.

Nội dung hợp đồng EPC thể hiện, MCC phải thi công, chạy thử, chuyển giao công nghệ, sửa chữa lỗi nếu có... trong vòng 30 tháng. Tuy nhiên, MCC sau đó không thi công và đòi tăng giá.

Các bị cáo tại TISCO và VNS chấp thuận yêu cầu này, đồng thời giới thiệu Tổng Công ty xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) làm nhà thầu phụ thực hiện phần C. Ngoài ra, phần C bị chuyển từ hợp đồng trọn gói (không đổi giá trị) sang hợp đồng theo đơn giá (giá hợp đồng thay đổi theo thời gian). Đến năm 2011, VINAINCON dừng thi công do không đủ năng lực nên dự án của TISCO bị tạm dừng đến nay, gây thiệt hại hơn 830 tỉ đồng.

Được nói lời sau cùng trước đó, bị cáo Mai Văn Tinh, chủ tịch VNS, cho rằng mình có gần 40 năm làm việc cho ngành thép, trong đó một nửa thời gian này đã cống hiến cho TISCO. Trong thời gian công tác ở đây, bị cáo luôn tìm mọi biện pháp tối ưu cho TISCO phát triển.

Theo bị cáo Tinh, thời điểm khởi động dự án ở TISCO trùng với việc xảy ra khủng hoảng kinh tế nên dự án bị gián đoạn. Với mong muốn dự án đi vào sản xuất để đạt hiệu quả, bị cáo đã có những văn bản xin chỉ đạo của cấp trên tạo cơ chế đặc thù cho TISCO với "động cơ trong sáng, không mang tâm địa nào khác". "Nhưng lực bất tòng tâm, dự án vẫn không thành. Bị cáo rất ân hận và thừa nhận một phần trách nhiệm"- nguyên chủ tịch VNS bày tỏ và mong muốn HĐXX xem xét tuyên bị cáo mức án thấp hơn đề nghị của VKS. Bị cáo Tinh cũng bày tỏ nguyện vọng tương tự dành cho những người khác.

Bị cáo Trần Trọng Mừng, nguyên tổng giám đốc TISCO, kiến nghị tòa phúc thẩm đánh giá lại vai trò của mình trong vụ án để làm căn cứ đưa ra hình phạt. Cụ thể, bị cáo đã về hưu, năm nay 72 tuổi, mang nhiều trọng bệnh, mong Hội đồng xét xử xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ.

Cùng nói lời sau cùng, nhiều bị cáo là nguyên cán bộ TISCO và VNS cho rằng mức án đề nghị của VKS là cao. Họ viện dẫn lý do về sức khỏe, thành tích, thực hiện các công việc tại dự án là do chỉ đạo của cấp trên và không vụ lợi cá nhân để làm căn cứ mong Hội đồng xét xử áp dụng khi lượng hình.

Theo Nguyễn Hưởng

Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên