Chính quyền Trung Quốc cứng rắn, lượng tiêu thụ than giảm 40%
Công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie dự đoán đến năm 2025, lượng tiêu thụ than bẩn trong ngành công nghiệp giảm xuống còn 191 triệu tấn từ mức 650 triệu tấn năm 2012 và đến năm 2035 con số này chỉ còn 100 triệu tấn.
Trong vòng 5 năm qua, chính phủ Trung Quốc không ngừng nỗ lực làm sạch không khí bằng việc cắt giảm sử dụng than kém chất lượng tới 40%.
Lượng tiêu thụ than kém chất lượng (hay còn gọi là than bẩn) đã giảm từ 774 triệu tấn năm 2012 xuống còn 469 triệu tấn trong năm nay. Trong năm 2012, 80% lượng than bẩn, tương đương 650 triệu tấn được sử dụng trong các ngành công nghiệp.
Đợt giảm này nằm trong nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc giảm ô nhiễm không khí kể từ năm 2013, bao gồm đóng cửa các lò đốt sưởi quy mô nhỏ hoạt động kém năng suất và chuyển sang sử dụng hệ thống sưởi ấm bằng gas hoặc bằng điện cho khu dân cư.
Công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie dự đoán đến năm 2025, lượng tiêu thụ than bẩn trong ngành công nghiệp giảm xuống còn 191 triệu tấn từ mức 650 triệu tấn năm 2012 và đến năm 2035 con số này chỉ còn 100 triệu tấn.
Hồi tháng 5, hãng tin Tân Hoa Xã cho hay các quan chức thuộc tỉnh Thiểm Tây- một trong những khu vực khai thác than lớn nhất Trung Quốc chiếm 1/4 tổng trữ lượng than của toàn nước, mới đây tuyên bố sẽ đình chỉ hoặc làm chậm tiến độ khai thác 120 triệu tấn than trong giai đoạn 2016-2020. Tờ Tân Hoa Xã còn cho biết thêm tỉnh này thậm chí sẽ còn cắt giảm sâu hơn nữa, vượt mức 120 triệu tấn than.
Tính đến cuối năm 2015, tỉnh Thiển Tây đã cho xây dựng hơn 1078 khu khai thác than với tổng công suất đạt 1,46 tỷ tấn mỗi năm. Lãnh đạo tỉnh này cho biết mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm tổng số lượng khu khai thác xuống còn 900 với công suất chỉ còn 1,8 triệu tấn mỗi năm.
Năm nay, tỉnh Thiểm Tây đặt mục tiêu sẽ đóng cửa 18 mỏ than đồng thời cắt giảm công suất khai thác khoảng 17 triệu tấn.
Bắc Kinh từng tuyên bố sẽ giảm sản lượng khai thác than trong vòng vài năm tới nhằm giảm trữ lượng than thừa trên thị trường ước tính tính khoảng 2 tỷ tấn. Đồng thời cam kết này cũng là một phần nằm trong kế hoạch giảm tỷ trọng than trong danh mục năng lượng của Trung Quốc đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường ở quốc gia này, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc.
Chính phủ Trung Quốc cho hay nước này sẽ cắt giảm khoảng 800 triệu tấn than đến năm 2020.
Kể từ năm 2000, Trung Quốc cùng với một số quốc gia phát triển khác đã tiêu thụ quá nhiều than bằng việc xây dựng hàng loạt các nhà máy nhiệt điện với tốc độ chóng mặt. Than trở thành một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng 2 con số và giúp hàng triệu người dân khu vực nông thôn thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Tuy nhiên than lại là một trong những nhân tố khiến lượng khí các carbon trong không khí ngày càng tăng. Nếu tình trạng sử dụng than quá mức vẫn tiếp diễn, mục tiêu cắt giảm khí phát thải nhà kính toàn cầu khó lòng có thể đạt được.
Vì thế, việc quốc gia này đang nỗ lực giảm lượng tiêu thu than được coi là tín hiệu đáng mừng. Trung Quốc đã có những bước tiến lớn trong việc giảm phụ thuộc vào than khi nhu cầu tiêu thụ đã giảm 3 năm liên tiếp và chính phủ nước này đang có ý định tiếp tục thắt chặt hơn nữa việc sử dụng năng lượng này.
Việc giảm lượng tiêu thu than bẩn sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi các chính sách chuyển dịch kinh tế theo hướng từ ngành sản xuất sang tập trung vào ngành dịch vụ của chính phủ Trung Quốc.
Ở Trung Quốc, số lượng các nhà máy nhiệt điện giảm mạnh là do hàng loạt các chính sách của chính phủ đưa ra nhằm hạn chế việc sử dụng than như thu hồi giấy phép xây dựng nhà máy nhiệt điện tại 13 tỉnh, xây dựng kế hoạch đóng cửa nhà máy nhiệt điện than đã quá cũ, tuyên bố kế hoạch 13 năm cắt giảm 1.100 GW...
Wood Mackenzie hôm thứ Ba (4/7) cho biết thêm "Dưới nỗ lực của chính phủ trong việc giảm tiêu thụ than bẩn, nhiều nhà máy quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả đã bị đóng cửa".
Tại thủ đô Bắc Kinh, hơn 1.300 nhà máy đã bị đóng cửa trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016. Dự kiến trong năm nay sẽ có thêm 500 nhà máy khác sẽ bị đình chỉ hoạt động.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy này sẽ không chuyển sang sử dụng khí gas do chi phí gấp 3 lần so với than. Thay vào đó, họ sẽ mở rộng quy mô và hoạt động hiệu quả hơn nhờ sử dụng than "sạch" hơn, chất lượng cao hơn.
Người đồng hành