Chính sách nào để xử lý hàng triệu căn nhà đang bị bỏ hoang ở Nhật?
Thế giới có những nơi người dân chen chúc sống trong lồng như Hong Kong, cũng có những chốn nhà bỏ hoang đầy rẫy không ai ở như Nhật Bản
- 23-06-2018Đông dân nhưng lại già hóa nhanh nhất thế giới, người Việt sẽ giúp 2 ngành MES nào tăng trưởng mạnh nhất trong 3 năm tới?
- 16-03-2017Gánh hàng rong của mẹ già trên vỉa hè và sức ép dân số Việt Nam già hóa trong mắt phóng viên báo Tây
- 29-03-2016Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ bị kéo giảm vì già hóa dân số
Ông Yuken Kon – một nhà môi giới bất động sản ở Nhật đang rao bán một căn hộ hai phòng ngủ. Căn hộ nằm trên tầng hai của một khu phức hợp danchi năm tầng kiểu Liên Xô cũ, tọa lạc ở vùng ngoại ô yên tĩnh của thành phố Yokohama.
Trước đây, căn hộ này thuộc về một người đàn bà ly dị ở độ tuổi 60. Chán nản, bà ấy đã tự tử, trên nóc tòa nhà. Căn hộ được thừa kế bởi một trong những cô con gái của bà. Nhưng cô không cách nào có thể sống trong căn nhà gắn liền với những ký ức đau đớn về người mẹ quá cố của mình. Vì vậy, nó vẫn bị bỏ hoang, giống như hàng triệu ngôi nhà khác ở Nhật Bản. Ngày càng nhiều ngôi nhà bị bỏ trống khi dân số Nhật Bản ngày càng thu hẹp do già hóa nghiêm trọng.
Ông Yuken đã mua lại căn hộ này với giá siêu rẻ, cải tạo toàn bộ căn hộ và đang chào giá 9,8 triệu yên cho nó. Ông sửa sang lại nhà bếp, nhà vệ sinh và phòng tắm, dán tường bằng giấy mới và lát lại sàn.
Trước đây, nhà bị bỏ hoang chủ yếu xuất hiện ở nông thôn, thì giờ đây chúng đã bắt đầu xâm lấn đến vùng ngoại ô và bắt đầu xuất hiện các thành phố lớn với tốc độ đáng báo động.
Từ những năm 2013, đã có hơn 8 triệu ngôi nhà trên khắp Nhật Bản không có người ở. Gần một phần tư đã bị bỏ hoang vô thời hạn, không bán cũng không cho thuê.
Tại Tokyo - nơi 70% người dân sống trong các căn hộ. Cứ 10 căn hộ thì có hơn 1 căn nhà trống, tỷ lệ nhà không người ở ở Nhật cao hơn so với các thành phố như London, New York và Paris. Và con số đó dự kiến sẽ tăng vọt trong những thập kỷ tới khi tỷ lệ sinh thô ngày càng giảm và chết thô ngày càng tăng. Nhật Bản đang là một xã hội siêu già, cứ 4 người Nhật thì có một người đã ngoài 65. Trong khi đó, dân số được dự báo sẽ giảm 30% vào năm 2065.
Viện nghiên cứu Nomura dự báo: số lượng nhà ở bị bỏ hoang sẽ tăng lên 21,7 triệu vào năm 2033, tương đương một phần ba của tất cả các ngôi nhà ở Nhật Bản. Chúng bao gồm những ngôi nhà không thể được xây dựng lại do các quy định xây dựng, những ngôi nhà nằm khuất sau những con hẻm chật hẹp không thể tiếp cận được bằng xe hơi và những căn nhà từng là hiện trường tự tử, giết người.
Người mua Nhật Bản thường thích nhà mới hơn cũ: tỷ lệ nhà đã qua sử dụng trong toàn bộ thị trường nhà đất ở mức dưới 15%, nhỏ hơn đáng kể so với Hoa Kỳ và các nước Châu Âu.
Wataru Sakakibara, một nhà tư vấn cao cấp tại think tank NRI nói: không có giải pháp duy nhất nào cho vấn đề này, mà cần cả một hệ thống.
Ông cho biết, các biện pháp khác nhau đang được chính phủ và chính quyền các thành phố thúc đẩy để giải quyết vấn đề này, bao gồm cả trợ cấp cho các chủ sở hữu để họ phá dỡ những ngôi nhà đổ nát. Nhưng nhiều căn nhà ở nông thôn vô giá trị theo đúng nghĩa đen. Nó thậm chí là gánh nặng tinh thần cho chủ sở hữu, nhất là những căn từng có người chết. Họ bán tống bán tháo chúng với giá cực rẻ nhưng cũng chẳng có ai mua.
Phá bỏ nhà cửa là rất tốn kém. Trong hàng thập kỷ trước, việc giảm thuế đã thúc đẩy người dân xây dựng tài sản. Dù hàng loạt nhà cửa bị bỏ hoang, số lượng nhà ở vẫn tiếp tục tăng, đạt 967.200 căn trong năm 2016, tăng 6,4%.
Nếu điều này tiếp diễn, đến một lúc nào đó có thể cần phải xem xét việc hạn chế xây dựng nhà mới. Nhưng điều đó sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế, ông Sak Sakakibara nói. Chính phủ đã đơn giản hóa các thủ tục để cho phép sử dụng đất tại những căn nhà bị bỏ hoang cho các dự án công trình công cộng, nhưng không rõ liệu các biện pháp đó có thể kiềm chế làn sóng nhà hoang đang gia tăng hay không.
Chính quyền thành phố cũng đã thành lập các ngân hàng akiya (akiya có nghĩa là nhà hoang) để liệt kê đất và nhà ở chưa sử dụng mà vẫn có thể ở được, để bán hoặc cho thuê. Nhưng số lượng hợp đồng thuê hoặc bán nhà được ký vẫn còn ít, theo nghiên cứu của Tổ chức Di cư trong nước Nhật Bản.