60/63 tỉnh thành được Chính phủ duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ.
- 06-12-2013Cho phép đăng ký làm sổ đỏ trên mạng điện tử
- 01-12-2013Cả nước đã cấp được 39 triệu sổ đỏ lần đầu, đạt tỷ lệ gần 90%
- 29-11-2013Hà Nội 'điểm mặt' nhiều dự án chậm cấp sổ đỏ cho dân
- 14-11-2013Hà Nội: Tồn đọng nhiều sổ đỏ chưa được cấp
Theo đó, về quản lý đất đai, báo cáo nêu rõ trong năm 2013, các văn bản Luật, cơ sở pháp lý về quản lý đất đai tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện: xây dựng, trình Quốc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều điểm đổi mới; khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết và thi hành Luật, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng yêu cầu cần tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận, phấn đấu trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Tính đến nay, cả nước có 39 tỉnh hoàn thành cơ bản (đạt trên 85% tổng diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận). Các tỉnh còn lại chưa hoàn thành cơ bản (đạt dưới 85%), trong đó còn 4 tỉnh còn đạt thấp dưới 70% tổng diện tích các loại đất cần cấp giấy gồm: Bắc Kạn, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi.
Cần tiếp tục triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại 49 tỉnh, thành phố với 90 quận, huyện; chỉ đạo triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Đến nay, đã có 60/63 tỉnh, thành phố đã được Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015); còn 03 tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Trị, Tiền Giang
Bên cạnh đó, cần rà soát, đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất của các nông lâm trường quốc doanh; tình trạng dự án đầu tư đã được giao đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng; tình hình quản lý, sử dụng đất các dự án thuỷ điện và các dự án cho thuê đất trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài...
Tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất (Tính đến tháng 6/2013, có 8.161 tổ chức vi phạm, sử dụng đất lãng phí với diện tích 128.033,131 ha). Hiện đã thu hồi đất của 819 tổ chức với diện tích 38.771 ha; đang tiếp tục xử lý 1.547 tổ chức với diện tích 22.654 ha; đang lập hồ sơ thu hồi đất của 559 tổ chức với diện tích 27.095ha; xử lý khác đối với 1.902 tổ chức với diện tích 16.516 ha. Thu nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước 56,61 tỷ đồng; tiền thuê đất 9,44 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 3,97 tỷ đồng; số tiền xử lý khác 2,75 tỷ đồng.
Triển khai các giải pháp bảo vệ đất lúa, đất có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; rà soát các dự án, công trình thủy điện sử dụng nhiều đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tiềm ẩn khả năng tác động đến môi trường. Rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các dự án thủy điện. Trên cơ sở kết quả rà soát, Chính phủ đã loại khỏi quy hoạch 6 dự án thuộc quy hoạch bậc thang thủy điện; 418 dự án thuộc quy hoạch thủy điện nhỏ do tác động tiêu cực đối với môi trường, xã hội, hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến các quy hoạch, dự án ưu tiên khác; không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện khác.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng yêu cầu cần tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận, phấn đấu trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Tính đến nay, cả nước có 39 tỉnh hoàn thành cơ bản (đạt trên 85% tổng diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận). Các tỉnh còn lại chưa hoàn thành cơ bản (đạt dưới 85%), trong đó còn 4 tỉnh còn đạt thấp dưới 70% tổng diện tích các loại đất cần cấp giấy gồm: Bắc Kạn, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi.
Cần tiếp tục triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại 49 tỉnh, thành phố với 90 quận, huyện; chỉ đạo triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Đến nay, đã có 60/63 tỉnh, thành phố đã được Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015); còn 03 tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Trị, Tiền Giang
Bên cạnh đó, cần rà soát, đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất của các nông lâm trường quốc doanh; tình trạng dự án đầu tư đã được giao đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng; tình hình quản lý, sử dụng đất các dự án thuỷ điện và các dự án cho thuê đất trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài...
Tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất (Tính đến tháng 6/2013, có 8.161 tổ chức vi phạm, sử dụng đất lãng phí với diện tích 128.033,131 ha). Hiện đã thu hồi đất của 819 tổ chức với diện tích 38.771 ha; đang tiếp tục xử lý 1.547 tổ chức với diện tích 22.654 ha; đang lập hồ sơ thu hồi đất của 559 tổ chức với diện tích 27.095ha; xử lý khác đối với 1.902 tổ chức với diện tích 16.516 ha. Thu nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước 56,61 tỷ đồng; tiền thuê đất 9,44 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 3,97 tỷ đồng; số tiền xử lý khác 2,75 tỷ đồng.
Triển khai các giải pháp bảo vệ đất lúa, đất có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; rà soát các dự án, công trình thủy điện sử dụng nhiều đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tiềm ẩn khả năng tác động đến môi trường. Rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các dự án thủy điện. Trên cơ sở kết quả rà soát, Chính phủ đã loại khỏi quy hoạch 6 dự án thuộc quy hoạch bậc thang thủy điện; 418 dự án thuộc quy hoạch thủy điện nhỏ do tác động tiêu cực đối với môi trường, xã hội, hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến các quy hoạch, dự án ưu tiên khác; không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện khác.
Thanh Ngà