Dấu ấn hạ tầng năm 2013: "Nóng" với hàng loạt dự án nghìn tỷ
Hà Nội sẽ làm đường trên cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, 10.000 tỷ đồng xây 4 tuyến đường ở khu đô thị Thủ Thiêm, TP.HCM xây dựng tuyến metro số 5...là những dấu ấn hạ tầng nổi bật năm 2013.
Hà Nội
Khởi công mở rộng đoạn Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở: Sáng 8/10, UBND thành phố Hà Nội, Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội tổ chức khởi công nâng cấp, mở rộng đường vành đai 2, đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở. Đường vành đai 2 đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở có chiều dài khoảng 2km, được đầu tư, nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường đô thị chính cấp 2, chiều rộng mặt đường từ 54m đến 57m.. Dự án có tổng mức đầu tư 2.560 tỷ đồng. Dự kiến, đến năm 2015 công trình sẽ đưa vào khai thác, sử dụng.
Quý 1/2014, Hà Nội sẽ làm đường trên cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở: Dự án phê duyệt tuyến đường bộ trên cao dài 5,08 km, điểm đầu là phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp nút giao Ngã Tư Sở, phía đường Trường Chinh. Số vốn đầu tư hơn 4.700 tỷ đồng, trong đó hơn 3.200 tỷ là chi phí xây dựng dự án, còn hơn 1.400 tỷ là chi phí dự phòng. Dự án có thời gian thực hiện là 48 tháng kể từ ngày bàn giao mặt bằng, dự kiến từ năm 2013 đến năm 2016.
Hà Nội chi gần 1.000 tỷ đồng làm đường Nguyễn Văn Cừ với đê tả ngạn sông Hồng: Dự án cần khoảng 62.000 m2 đất để xây dựng, trong đó chiều dài toàn tuyến hơn 1,5 km, mặt cắt ngang 40 m, có điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Cừ hiện tại, điểm cuối nối với tuyến đường từ Ngọc Thụy đi khu đô thị mới Thạch Bàn. Tổng kinh phí dự kiến hơn 985 tỷ đồng. Dự án sẽ được triển khai ngay trong năm 2014, dự kiến hoàn thành trong năm 2017.
Khu vực quy hoạch xây tuyến đường nối từ Nguyễn Văn Cừ với đê tả ngạn sông Hồng.
Chuẩn bị xây dựng tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính: Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện cơ quan này đang hoàn thiện các quy trình thực hiện dự án đầu tư tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính. Dự án đầu tư tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính bắt đầu nút giao giữa trục kinh tế phía Nam với đường Vành đai 4 và kết thúc tại cầu Trường Yên thuộc địa phận xã An Sinh, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Nình, tổng chiều dài 78 km, đi qua địa phận 4 tỉnh thành là Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình. Dự kiến tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính sẽ xây dựng đường ô tô cấp II, quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe. Theo dự toán tư vấn, tổng kinh phí của dự án vào khoảng 4.000 tỷ đồng
Hà Nội sẽ có thêm hồ điều hòa tại khu vực công viên hồ điều hòa tại Từ Liêm và Cầu Giấy: Khu vực nghiên cứu quy hoạch chi tiết khu vực công viên hồ điều hòa CV1 và ô đất D24, tỷ lệ 1/500 thuộc địa bàn phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy và xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, phía Bắc giáp đường quy hoạch có mặt cắt ngang 40m; phía Tây là đường Phạm Hùng và nút giao thông; phía Đông là đường quy hoạch mặt cắt ngang 25m và phía Đông Nam là đường quy hoạch mặt cắt ngang 17,5m, đối diện các khu đất cơ quan và đất công cộng, với tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 42,9 ha.
Thành phố Hồ Chí Minh
10.000 tỷ đồng xây 4 tuyến đường ở khu đô thị Thủ Thiêm: Ngày 26-4, Ban quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm cùng Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI, chủ đầu tư) đã khởi công 4 tuyến đường chính ở khu đô thị Thủ Thiêm, dự kiến hoàn thành năm 2016. Bốn tuyến đường chính tại khu Thủ Thiêm gồm đại lộ vòng cung (6 làn xe), đường ven hồ trung tâm (4 làn xe), đường ven sông Sài Gòn (nhìn sang quận 1 gồm 2 làn xe), đường trên cao qua Khu lâm viên sinh thái phía Nam.
TP.HCM xây dựng tuyến metro số 5: Ngày 11-9, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết các nhà tài trợ thống nhất góp vốn đầu tư dự án (giai đoạn 1) xây dựng tuyến metro số 5 từ cầu Sài Gòn (Q.Bình Thạnh) đến ngã tư Bảy Hiền (Q.Tân Bình) trị giá 857 triệu euro. Tuyến metro số 5 có tổng chiều dài khoảng 23,4 km, điểm đầu tại cầu Sài Gòn và điểm cuối tại bến xe Cần Giuộc mới (huyện Bình Chánh), theo kế hoạch sẽ khởi công trong năm 2015. Tuyến metro số 5 là tuyến metro kết nối giữa tuyến metro số 1 (đã khởi công năm 2012) và tuyến metro số 2 (kế hoạch khởi công trong năm 2014).
Sẽ xây đường sắt nối TP.HCM với sân bay Long Thành: Sáng 4/10, Công ty CP tư vấn thiết kế GTVT phía Nam đã công bố bản báo cáo quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối TPHCM và các tỉnh lân cận. Theo quy hoạch, sẽ có 8 tuyến đường sắt thuộc địa phận TPHCM kết nối với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và tỉnh Tây Ninh. Ngoài ra để kết nối với sân bay quốc tế Long Thành sẽ có thêm tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Cảng hàng không quốc tế Long Thành và một tuyến đường sắt chuyên dụng ra cảng Hiệp Phước dài hơn 37km.
3,6 tỷ USD xây tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ: Tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ dài 134 km với tổng số vốn dự kiến lên đến 3,6 tỷ USD vừa được ký kết biên bản ghi nhớ sáng ngày 12/11 sau 6 năm nghiên cứu. Tuyến đường sắt này đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành được bắt đầu từ ga Tân Kiên (TP HCM) và điểm cuối là khu vực cảng Cái Răng, TP Cần Thơ. Toàn tuyến có tổng chiều dài 134 km với 10 ga, khổ đường 1.435 mm, tốc độ dưới 200 km/h cho tàu hàng và trên 200 km/h cho tàu khách.
Tháng 12/2013 sẽ khởi công đường cao tốc Bến Lức - Long Thành: Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có chiều dài toàn tuyến gần 58km đi qua địa phận tỉnh Long An (2,7km), TP.HCM (26,4km), Đồng Nai (28,7km), được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với tốc độ thiết kế 120km/giờ gồm 8 làn xe. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng 1,607 tỉ USD.
Khởi công mở rộng đoạn Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở: Sáng 8/10, UBND thành phố Hà Nội, Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội tổ chức khởi công nâng cấp, mở rộng đường vành đai 2, đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở. Đường vành đai 2 đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở có chiều dài khoảng 2km, được đầu tư, nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường đô thị chính cấp 2, chiều rộng mặt đường từ 54m đến 57m.. Dự án có tổng mức đầu tư 2.560 tỷ đồng. Dự kiến, đến năm 2015 công trình sẽ đưa vào khai thác, sử dụng.
Quý 1/2014, Hà Nội sẽ làm đường trên cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở: Dự án phê duyệt tuyến đường bộ trên cao dài 5,08 km, điểm đầu là phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp nút giao Ngã Tư Sở, phía đường Trường Chinh. Số vốn đầu tư hơn 4.700 tỷ đồng, trong đó hơn 3.200 tỷ là chi phí xây dựng dự án, còn hơn 1.400 tỷ là chi phí dự phòng. Dự án có thời gian thực hiện là 48 tháng kể từ ngày bàn giao mặt bằng, dự kiến từ năm 2013 đến năm 2016.
Hà Nội chi gần 1.000 tỷ đồng làm đường Nguyễn Văn Cừ với đê tả ngạn sông Hồng: Dự án cần khoảng 62.000 m2 đất để xây dựng, trong đó chiều dài toàn tuyến hơn 1,5 km, mặt cắt ngang 40 m, có điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Cừ hiện tại, điểm cuối nối với tuyến đường từ Ngọc Thụy đi khu đô thị mới Thạch Bàn. Tổng kinh phí dự kiến hơn 985 tỷ đồng. Dự án sẽ được triển khai ngay trong năm 2014, dự kiến hoàn thành trong năm 2017.
Khu vực quy hoạch xây tuyến đường nối từ Nguyễn Văn Cừ với đê tả ngạn sông Hồng.
Chuẩn bị xây dựng tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính: Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện cơ quan này đang hoàn thiện các quy trình thực hiện dự án đầu tư tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính. Dự án đầu tư tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính bắt đầu nút giao giữa trục kinh tế phía Nam với đường Vành đai 4 và kết thúc tại cầu Trường Yên thuộc địa phận xã An Sinh, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Nình, tổng chiều dài 78 km, đi qua địa phận 4 tỉnh thành là Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình. Dự kiến tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính sẽ xây dựng đường ô tô cấp II, quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe. Theo dự toán tư vấn, tổng kinh phí của dự án vào khoảng 4.000 tỷ đồng
Hà Nội sẽ có thêm hồ điều hòa tại khu vực công viên hồ điều hòa tại Từ Liêm và Cầu Giấy: Khu vực nghiên cứu quy hoạch chi tiết khu vực công viên hồ điều hòa CV1 và ô đất D24, tỷ lệ 1/500 thuộc địa bàn phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy và xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, phía Bắc giáp đường quy hoạch có mặt cắt ngang 40m; phía Tây là đường Phạm Hùng và nút giao thông; phía Đông là đường quy hoạch mặt cắt ngang 25m và phía Đông Nam là đường quy hoạch mặt cắt ngang 17,5m, đối diện các khu đất cơ quan và đất công cộng, với tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 42,9 ha.
Thành phố Hồ Chí Minh
10.000 tỷ đồng xây 4 tuyến đường ở khu đô thị Thủ Thiêm: Ngày 26-4, Ban quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm cùng Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI, chủ đầu tư) đã khởi công 4 tuyến đường chính ở khu đô thị Thủ Thiêm, dự kiến hoàn thành năm 2016. Bốn tuyến đường chính tại khu Thủ Thiêm gồm đại lộ vòng cung (6 làn xe), đường ven hồ trung tâm (4 làn xe), đường ven sông Sài Gòn (nhìn sang quận 1 gồm 2 làn xe), đường trên cao qua Khu lâm viên sinh thái phía Nam.
Sơ đồ 4 tuyến đường chính tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. |
TP.HCM xây dựng tuyến metro số 5: Ngày 11-9, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết các nhà tài trợ thống nhất góp vốn đầu tư dự án (giai đoạn 1) xây dựng tuyến metro số 5 từ cầu Sài Gòn (Q.Bình Thạnh) đến ngã tư Bảy Hiền (Q.Tân Bình) trị giá 857 triệu euro. Tuyến metro số 5 có tổng chiều dài khoảng 23,4 km, điểm đầu tại cầu Sài Gòn và điểm cuối tại bến xe Cần Giuộc mới (huyện Bình Chánh), theo kế hoạch sẽ khởi công trong năm 2015. Tuyến metro số 5 là tuyến metro kết nối giữa tuyến metro số 1 (đã khởi công năm 2012) và tuyến metro số 2 (kế hoạch khởi công trong năm 2014).
Sẽ xây đường sắt nối TP.HCM với sân bay Long Thành: Sáng 4/10, Công ty CP tư vấn thiết kế GTVT phía Nam đã công bố bản báo cáo quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối TPHCM và các tỉnh lân cận. Theo quy hoạch, sẽ có 8 tuyến đường sắt thuộc địa phận TPHCM kết nối với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và tỉnh Tây Ninh. Ngoài ra để kết nối với sân bay quốc tế Long Thành sẽ có thêm tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Cảng hàng không quốc tế Long Thành và một tuyến đường sắt chuyên dụng ra cảng Hiệp Phước dài hơn 37km.
3,6 tỷ USD xây tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ: Tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ dài 134 km với tổng số vốn dự kiến lên đến 3,6 tỷ USD vừa được ký kết biên bản ghi nhớ sáng ngày 12/11 sau 6 năm nghiên cứu. Tuyến đường sắt này đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành được bắt đầu từ ga Tân Kiên (TP HCM) và điểm cuối là khu vực cảng Cái Răng, TP Cần Thơ. Toàn tuyến có tổng chiều dài 134 km với 10 ga, khổ đường 1.435 mm, tốc độ dưới 200 km/h cho tàu hàng và trên 200 km/h cho tàu khách.
Tháng 12/2013 sẽ khởi công đường cao tốc Bến Lức - Long Thành: Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có chiều dài toàn tuyến gần 58km đi qua địa phận tỉnh Long An (2,7km), TP.HCM (26,4km), Đồng Nai (28,7km), được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với tốc độ thiết kế 120km/giờ gồm 8 làn xe. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng 1,607 tỉ USD.
Thanh Ngà