Nhếch nhác cầu vượt Mễ Trì
Cầu vượt Mễ Trì bắc qua Đại lộ Thăng Long, thuộc địa bàn thôn Mễ Trì Thượng (xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội) hoàn thành và đi vào sử dụng từ năm 2011.
Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào hoạt động, do buông lỏng quản lý nên tại cầu đã xảy ra tình trạng lấn chiếm bán hàng rong, xả rác bừa bãi gây mất trật tự ATGT và mỹ quan đô thị.
Sau khi cầu vượt Mễ Trì hoàn tất thi công, phần diện tích gầm cầu đã được giao cho Hợp tác xã Môi trường Thành Công quản lý và sử dụng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, khu vực gầm cầu vượt có chiều dài khoảng 200m đã được HTX này đăng ký làm điểm tập kết, thu gom rác thải; kết hợp trông giữ xe ngày và đêm. Tuy nhiên, đơn vị này đã tiến hành đổ nền bê tông, dựng hàng rào sắt chắc chắn quây xung quanh, và giao cho tổ 2 - Đội sản xuất Thương binh (đơn vị trực thuộc HTX) tổ chức trông giữ ô tô, xe máy… Thay vào đó, HTX cho tập kết rác tại hai địa điểm nằm trên Đại lộ Thăng Long và đường Đỗ Đức Dục. Vào những ngày mưa, nước rỉ rác chảy tràn lênh láng ra hai bên đường; khi trời nắng, mùi hôi thối từ bãi tập kết rác bốc lên nồng nặc rất khó chịu.
Đoạn gầm cầu giao cắt với Đại lộ Thăng Long cũng bị quây kín bằng hàng rào lưới thép để trông giữ xe trọng tải lớn, khiến tầm nhìn của người đi đường bị thu hẹp. Một đoạn quay đầu xe rất hẹp dưới chân cầu cũng bị các hàng quán "xẻ thịt" để kinh doanh giải khát từ sáng tới đêm. Điều này khiến các phương tiện khi muốn quay đầu xe gặp rất nhiều khó khăn. Va chạm thường xuyên xảy ra khi chủ phương tiện bị che khuất tầm nhìn, thiếu cẩn trọng và không quan sát kỹ. Đặc biệt, phần diện tích phía đối diện gầm cầu nằm trên đường Đỗ Đức Dục cũng bị người dân tự ý lấn chiếm làm điểm rửa xe và sửa chữa ô tô, xe máy. Cùng với việc đơn vị thực hiện dự án cầu vượt Mễ Trì đang tiến hành thi công cống thoát nước tại đây cũng khiến đoạn đường dẫn dưới cầu vượt càng trở nên chật chội hơn.
Bên cạnh đó, dù đã được đưa vào sử dụng gần hai năm nay nhưng cơ sở hạ tầng cho cầu vượt vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Tại diện tích dành cho trồng cây xanh đô thị, cỏ dại mọc tràn lan. Một số người dân còn vô ý đổ rác thải sinh hoạt và phế thải xây dựng tại đây. Bên cạnh đó, trong quá trình lưu thông, rất nhiều chủ phương tiện cố tình đi ngược chiều trên cầu vượt. Vào các buổi chiều tối, hàng chục hàng quán bày bán trà đá, nước giải khát tràn lan; xe cộ dựng dọc, dừng đỗ la liệt hai bên thành cầu, gây nên tình trạng nhộn nhạo và mất an toàn cho người tham gia giao thông.
Một chủ cửa hàng giải khát nằm tiếp giáp phía Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình cho biết, vào các khung giờ cao điểm, đặc biệt là buổi chiều, lượng xe qua lại lớn, cộng với một số chủ phương tiện thiếu ý thức, dừng đỗ xe tràn lan trên, dưới cầu vượt đường Đỗ Đức Dục, khiến cho việc di chuyển của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, không ít vụ va chạm giao thông, thậm chí xô xát đã xảy ra chỉ vì những va quệt nhỏ.
Theo phản ánh của nhiều hộ dân, tình trạng lộn xộn tại khu vực cầu vượt Mễ Trì đã diễn ra từ lâu. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu tới mỹ quan đô thị mà còn khiến nhiều hộ dân sống xung quanh rất bức xúc. Mong muốn của người dân nơi đây là cơ quan quản lý sớm vào cuộc, chấn chỉnh hoạt động của các đơn vị kinh doanh tại khu vực, trả lại không gian sạch sẽ, thông thoáng và an toàn cho khu vực.
Sau khi cầu vượt Mễ Trì hoàn tất thi công, phần diện tích gầm cầu đã được giao cho Hợp tác xã Môi trường Thành Công quản lý và sử dụng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, khu vực gầm cầu vượt có chiều dài khoảng 200m đã được HTX này đăng ký làm điểm tập kết, thu gom rác thải; kết hợp trông giữ xe ngày và đêm. Tuy nhiên, đơn vị này đã tiến hành đổ nền bê tông, dựng hàng rào sắt chắc chắn quây xung quanh, và giao cho tổ 2 - Đội sản xuất Thương binh (đơn vị trực thuộc HTX) tổ chức trông giữ ô tô, xe máy… Thay vào đó, HTX cho tập kết rác tại hai địa điểm nằm trên Đại lộ Thăng Long và đường Đỗ Đức Dục. Vào những ngày mưa, nước rỉ rác chảy tràn lênh láng ra hai bên đường; khi trời nắng, mùi hôi thối từ bãi tập kết rác bốc lên nồng nặc rất khó chịu.
Đoạn gầm cầu giao cắt với Đại lộ Thăng Long cũng bị quây kín bằng hàng rào lưới thép để trông giữ xe trọng tải lớn, khiến tầm nhìn của người đi đường bị thu hẹp. Một đoạn quay đầu xe rất hẹp dưới chân cầu cũng bị các hàng quán "xẻ thịt" để kinh doanh giải khát từ sáng tới đêm. Điều này khiến các phương tiện khi muốn quay đầu xe gặp rất nhiều khó khăn. Va chạm thường xuyên xảy ra khi chủ phương tiện bị che khuất tầm nhìn, thiếu cẩn trọng và không quan sát kỹ. Đặc biệt, phần diện tích phía đối diện gầm cầu nằm trên đường Đỗ Đức Dục cũng bị người dân tự ý lấn chiếm làm điểm rửa xe và sửa chữa ô tô, xe máy. Cùng với việc đơn vị thực hiện dự án cầu vượt Mễ Trì đang tiến hành thi công cống thoát nước tại đây cũng khiến đoạn đường dẫn dưới cầu vượt càng trở nên chật chội hơn.
Bên cạnh đó, dù đã được đưa vào sử dụng gần hai năm nay nhưng cơ sở hạ tầng cho cầu vượt vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Tại diện tích dành cho trồng cây xanh đô thị, cỏ dại mọc tràn lan. Một số người dân còn vô ý đổ rác thải sinh hoạt và phế thải xây dựng tại đây. Bên cạnh đó, trong quá trình lưu thông, rất nhiều chủ phương tiện cố tình đi ngược chiều trên cầu vượt. Vào các buổi chiều tối, hàng chục hàng quán bày bán trà đá, nước giải khát tràn lan; xe cộ dựng dọc, dừng đỗ la liệt hai bên thành cầu, gây nên tình trạng nhộn nhạo và mất an toàn cho người tham gia giao thông.
Một chủ cửa hàng giải khát nằm tiếp giáp phía Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình cho biết, vào các khung giờ cao điểm, đặc biệt là buổi chiều, lượng xe qua lại lớn, cộng với một số chủ phương tiện thiếu ý thức, dừng đỗ xe tràn lan trên, dưới cầu vượt đường Đỗ Đức Dục, khiến cho việc di chuyển của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, không ít vụ va chạm giao thông, thậm chí xô xát đã xảy ra chỉ vì những va quệt nhỏ.
Theo phản ánh của nhiều hộ dân, tình trạng lộn xộn tại khu vực cầu vượt Mễ Trì đã diễn ra từ lâu. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu tới mỹ quan đô thị mà còn khiến nhiều hộ dân sống xung quanh rất bức xúc. Mong muốn của người dân nơi đây là cơ quan quản lý sớm vào cuộc, chấn chỉnh hoạt động của các đơn vị kinh doanh tại khu vực, trả lại không gian sạch sẽ, thông thoáng và an toàn cho khu vực.
Theo Trọng Tùng