Choáng ngợp nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam: Rộng 35.000m2, các doanh nhân Bùi Thành Nhơn, Bùi Quang Ngọc cùng 10.000 người họ Bùi góp tiền xây dựng
Nhà thờ được thi công trong 2 năm 3 tháng.
- 21-02-2022Nhà thờ nghiêng quái dị ở "làng ma" đáng sợ nhất thế giới, đến đây lại tưởng mình thành Michael Jackson với điệu nhảy bất hủ!
- 26-08-2021Góc lột xác: Nhà thờ bị bỏ hoang từ thế kỷ 16 đã được cải tạo thành ngôi nhà "cá tính" đến bất ngờ, sự độc đáo khiến ai cũng say lòng
- 23-06-2021Vụ Hoài Linh bị tố nợ tiền gỗ xây dựng nhà thờ tổ: Người làng nghề mộc Liên Hà lên tiếng, chính quyền xã khẳng định "cứng"
Mới đây, kênh YouTube Nhà To đã có dịp ghé thăm một công trình kiến trúc đặc biệt mang tên nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam.
Cộng đồng họ Bùi Việt Nam ra đời từ 2004, đã ấp ủ mong ước xây dựng nhà thờ tổ từ lâu. Tuy nhiên, phải đến thời điểm ông Bùi Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Tập đoàn FPT đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo cộng đồng Bùi tộc khóa thứ 3, thì mới quyết tâm xây dựng.
Có tất cả hơn 10.000 người họ Bùi đã góp tiền để xây dựng nhà thờ tổ, trong đó có không ít nhân vật nổi tiếng như Bùi Thành Nhơn, Bùi Quang Ngọc, cộng đồng họ Bùi FPT,...
Theo chia sẻ của ông Bùi Quang Ngọc, nhà thờ tổ của cả động đồng họ Bùi Việt Nam mới hoàn thiện cách đây không lâu. Công trình cũng do một kiến trúc sư họ Bùi thiết kế và thi công. Thời gian thiết kế mất khoảng 4 tháng, xây dựng trong 2 năm 3 tháng.
Công trình được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích đất là 35.00m2, có quy mô lớn nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Khuôn viên chính của nhà thờ có diện tích 5.000m2, khu vực vườn phía sau rộng 5.000m2 và còn 25.000m2 đất chưa khai thác. Đây là diện tích đất được cá nhân gia đình nhà ông Nguyễn Bá Ngọc cung tiến cho dòng họ.
Nhà thờ tổ nằm ở vị trí 116 Phạm Văn Đồng, Xuân Hoà, Phúc yên, Vĩnh Phúc, với chiều dài mặt tiền lên tới 100m, được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống. Phía sau lưng nhà thờ là núi thằn lằn, phía trước là sông, chuẩn phong thuỷ "lưng tựa núi, mặt nhìn sông".
Ngay các bức tường bên ngoài cổng đã được trang trí cầu kỳ bằng tranh sứ màu. Phía bên phải cổng vào là hàng loạt bức tranh mô tả các địa danh nổi tiếng của Việt Nam như Hồ Gươm, cầu Thê Húc, phố cổ Hà Nội, Hội An, chợ Bến Thành. Bên trái là tập tranh dân gian với chủ đề như vinh quy bái tổ, cá chép hoá rồng,…
Tường bên ngoài cổng vào
Khuôn viên sân chính của nhà thờ có thể chứa được 800-1.000 người. Một hòn non bộ lớn được đặt ngay sau cổng vào, được làm bằng đá Ninh Bình.
Hòn non bộ
Hai bên là 2 nhà bia, trong đó 1 bia dành riêng để ghi danh những thành viên công đức với số tiền tương đối lớn.
Bia ghi công đức
Khuôn viên nhà thờ chính rộng 900m2. Phần hội trường ở tầng 1 rộng 600m2, có sức chứa 500 người. Riêng không gian tầng 1 đã trưng bày rất nhiều tranh kính. Tại đây cũng đặt một mô hình sa địa thu nhỏ, chất liệu sứ dát vàng, được thực hiện trong 9 tháng.
Nhà thờ chính
Hội trường rộng 600m2
Mô hình làm bằng sứ dát vàng
Không gian chính của nhà thờ tổ nằm ở tầng 2. Tầng 2 được chia làm 7 gian thờ tự. Khu vực này có tổng cộng 42 chiếc cột gỗ, trong đó 1 cột làm bằng gỗ trắc, 41 cột còn lại hoàn toàn bằng gỗ lim, cao gần 10m. Ngoài ra, không gian chính còn được trang trí bằng 34 bức phù điêu về các danh nhân, danh tướng.
Khu vưc thờ tự tại tầng 2
Các bức phù điêu được đặt khắp không gian tầng 2
Một điểm nhấn khác tại tầng 2 là đôi lục bình cao 3m, được đặt hàng tại Hải Phòng. Chưa nơi nào tại Việt Nam có lục bình cao lớn như vậy. Ngoài ra còn có một bộ bên chuông, bên trống. Chiếc trống sấm mang ý nghĩa tiếng trống của trời, có độ lớn bậc nhất tại Việt Nam.
Lọ lục bình cao 3m
Những cột đá trong công trình đều được chạm khắc công phu, làm từ gỗ lim, đá xanh Thanh Hoá.
2 bên nhà thờ chính là nhà tả vụ và hữu vụ. Nhà tả vụ chính là nhà truyền thống - tôn vinh những gương mặt lịch sử, danh nhân họ Bùi từ thời kỳ phong kiến đến cộng đồng họ Bùi hiện nay; nhà hữu vụ dùng để tiếp khách và đón cả khách thập phương không phải họ Bùi.
Phía sau nhà thờ chính là Vườn danh nhân, với ý tưởng ghi nhớ công ơn của các danh tướng, danh nhân họ Bùi. Trung tâm của vườn danh nhân là khu vực tiến sĩ, ghi danh các tiến sĩ nho học đã đỗ tiến sĩ từ thời phong kiến.
Vườn danh nhân nhìn từ trên xuống
Nhà thờ khánh thành từ Tết năm 2021. Sau dịch, các hoạt động sinh hoạt, viếng thăm nhà thờ họ Bùi sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Trong tương lai gần sẽ làm lễ khánh thành chính thức nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam.
Nhà thờ có một bức tường bình phong để chắn hậu, ghi những lời vàng thước ngọc cho con cháu họ Bùi.
Khu vực vườn thượng của vườn danh nhân chưa hoàn thiện nhưng đã có nhiều cây được trồng.
Nhịp sống Việt