Chủ nhân lâu đài Lương Sơn tiết lộ "báu vật" giúp gia chủ đổi đời, mua Maybach sau 2 năm
Đầu tư hơn nửa tỷ đồng để cho một chiếc đệm, anh Mạnh, chủ nhân lâu đài Lương Sơn lý giải, phòng ngủ là nơi nạp năng lượng sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi, nên anh chi không tiếc tay.
- 08-10-2023Không chỉ bán phở, quán của Chi Pu tại Trung Quốc còn tung ra loạt sản phẩm "branded merchandise" khiến fan thích mê
- 07-10-2023Beckham: Bức chân dung không hoàn hảo về một người theo chủ nghĩa hoàn hảo và sự thật chưa từng được công bố!
- 07-10-2023Cung đường leo núi mới đây chính thức đưa vào khai thác, mang vẻ đẹp gai góc, từng xuất hiện trên phim điện ảnh
Ở giữa vùng Lương Sơn (Hòa Bình), xen giữa mấy ngọn núi và rừng xanh thẫm, một lâu đài với mái vòm đậm chất châu Âu như nổi bật hẳn lên. Đó là tư gia của anh Mạnh - chị Hằng, chủ nhân của một nhà hàng khá nổi tiếng.
Anh Mạnh cho biết, dù đất rộng, nhưng anh chỉ dành ra hơn 150m2 cho một mặt sàn. " Nhà chỉ có 4 người, anh không muốn làm to quá sẽ bị lạnh lẽo, nên làm nhỏ xinh vậy thôi, nội thất đưa vào nhà dễ mà cũng ấm cúng hơn ".
Lâu đài ở Lương Sơn (Hòa Bình) nho nhỏ nhưng gia chủ rất để ý phong thủy
Lâu đài được xây dựng trong không gian hơn 1.000m2, bên ngoài có tháp nước trang trí hình ngựa có cánh, một khu vườn nhỏ để bàn uống nước và gara - nơi gia chủ cất chiếc xe Maybach cổ điển màu đen. Nhìn bên ngoài, lâu đài này khá bề thế với hệ thống cột, trần cao điểm xuyết những chi tiết mạ vàng.
Hai chú ngựa có cánh trước nhà tượng trưng cho sức mạnh và bứt phá
Trong nhà, sự giàu có của gia chủ được khoe khéo léo với đầy nội thất, chi tiết gỗ. Cửa nhà làm bằng cửa gỗ gõ đỏ siêu dày, mà theo lời gia chủ, nếu đóng cửa thì khó có thể nghe thấy âm thanh bên ngoài, dù trời mưa to hay tiếng xe cộ đi lại ồn đến đâu.
Phòng khách cũng ngập gỗ, với trần nhà, cầu thang, tủ bếp, cột nhà... toàn là gỗ gõ đỏ pachy. Đặc biệt, gia chủ không chọn các bộ ghế gỗ chạm khắc thường có chia thành các loại ghế to - nhỏ, ghế bành - đôn khác nhau về hoa văn và kích cỡ, mà đặt 8 cái ghế to tương đương nhau trong phòng khách.
Tầng 1 lâu đài bề thế với nội thất gỗ, chạm khắc cầu kỳ
Anh Mạnh lý giải: " Sở dĩ như thế là bởi anh quan niệm, khách bước vào nhà anh không phân biệt chính phụ, giàu nghèo, quan trọng như nhau, ai cũng được tôn trọng, tiếp đón như nhau ". Anh cho biết thêm, phần gỗ bên trong nhà, anh thuê tốp thợ mộc lành nghề ở Nam Định làm, đặt hàng 1 năm mới làm xong; còn bên ngoài là do thợ hồ Ninh Bình - những người có tay nghề cao, chuyên xây các lâu đài nổi tiếng ở đó - đảm nhiệm.
Anh Mạnh (bên phải) rất tự hào về lâu đài của mình
Tầng 1 ngập trong hương thơm tỏa ra từ bức phù điêu Di Lặc làm bằng gỗ bách xanh
Chủ nhà làm kinh doanh nên rất chú ý đến những chi tiết phong thủy, ví dụ cặp lục bình cao hơn 3m bằng gỗ cẩm được trưng ngay sau cửa chính, để cùng với 4 cột bên ngoài tạo thành 6 cột chống vững chãi. Hoặc cầu thang gỗ trong nhà được tạo hình xoắn ốc, vừa có tính thẩm mỹ vừa tạo thành "giếng trời" thông thoáng, tôn nghiêm cho ban thờ thần Tài.
Cầu thang xoắn được làm từ các tấm gỗ dày để không tạo ra tiếng bước chân...
... đồng thời cũng là chi tiết phong thủy mà gia chủ tâm đắc
Đối lập với phòng khách hoành tráng, phòng ngủ trong lâu đài lại được thiết kế theo tone trắng - vàng, theo đuổi ngôn ngữ trang trí tối giản. Chủ nhà cho hay, với phòng ngủ, anh ưu tiên sự nhẹ nhàng nên dùng rất ít gỗ, hạn chế nhét đồ đạc mà chú trọng đầu tư chăn đệm.
Vợ chồng anh cho thấy mình biết cách hưởng thụ, chăm sóc cho giấc ngủ khi đầu tư hơn 500 triệu đồng để mua nguyên bộ đệm, tấm trải, gối của thương hiệu siêu cao cấp Vispring. Đặc thù của hãng này thiết kế sử dụng hàng trăm túi lò xo độc lập ghép lại, nên ai nằm đâu là đệm chỉ lún xuống ở chỗ đó, không ảnh hưởng đến cả tấm đệm. Thêm vào đó, chiếc đệm anh Mạnh, chị Hằng mua còn là đệm chia hai chế độ tách rời, một bên cứng và một bên mềm vừa, phù hợp với sở thích của từng người.
Phòng ngủ "sương sương" hơn nửa tỷ, chưa tính các nội thất khác như giường, tủ
Ngoài 5 phòng ngủ, lâu đài còn có khu vực tiếp đón khách tới chơi, phòng karaoke ở tầng 3, phòng tập thể thao của gia chủ. Anh Mạnh tiết lộ, tối tói , nhà anh thường bật đèn sáng rực cả lâu đài. Cái sân rộng và nhiều cây xanh cũng thu hút trẻ con hàng xóm, nên từ buổi chiều, anh sẽ mở cửa để bọn trẻ vào sân chơi thoải mái, có khi đến tối mịt mới về. Anh quan niệm yêu trẻ trẻ mới tới nhà, nên thường xuyên đón tiếp các vị khách nhí xung quanh như thế.
Là người tin vào những câu chuyện kỳ lạ, anh Mạnh cũng "khoe" báu vật ở nhà mình. Anh cho hay, cách đây hơn 2 năm, ở nhà hàng vợ chồng anh đang kinh doanh có một "cụ cóc" sống ở ban thờ, trùng hợp với việc anh gặp nhiều may mắn trong kinh doanh. Sau đó, vợ chồng anh chuyển đến nhà mới (là lâu đài hiện tại), "cụ cóc" mất, anh đem chôn ở trước cửa quán.
Lạ hơn nữa là khi về nhà mới được 5 tháng, trên ban thờ thần Tài của anh chị lại xuất hiện một "cậu cóc" (anh Mạnh nói thế, vì chú cóc vàng này nhỏ hơn). Sáng sáng "cậu cóc" ra chỗ bát hoa cùng để tắm, rồi lại quanh quẩn ban thờ, có lúc đi loanh quanh nhưng tối nào cũng về ban thờ nằm.
"Cậu cóc" được gia đình anh Mạnh yêu mến, cung phụng xem như vật may mắn
Để có được cơ ngơi như hiện tại, vợ chồng anh Mạnh đã rất nỗ lực trong việc kinh doanh, tích trữ tài chính nhiều năm, chứ không thể nói dựa vào may mắn. Nhưng với niềm tin đó là hiện thân của thiềm thừ (con cóc ngậm tiền vàng, tượng trưng cho may mắn, giàu có), anh Mạnh rất chiều chuộng "cậu cóc", ngày nào khi lau dọn ban thờ cũng trò chuyện, nâng niu như vật quý.
Nguồn: Nhà TO
Báo Giao Thông