MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Chủ quán trà đá" kể chuyện làm content: Nội dung nào gắn với lợi ích thì mới "đánh trúng" khách hàng

15-01-2023 - 17:34 PM | Sống

"Chủ quán trà đá" kể chuyện làm content: Nội dung nào gắn với lợi ích thì mới "đánh trúng" khách hàng

Content là một nghề dễ tiếp cận, dường như ai cũng có thể bước vào nghề này một cách dễ dàng. Nhưng để sống tốt và phát triển với nghề thì cần nhiều hơn là vài câu chữ đơn thuần.

Không chỉ dừng lại ở việc tư duy về câu chữ, ngày nay người làm content phải đối mặt với nhiều thách thức, từ yêu cầu của thương hiệu, nhu cầu của khách hàng cho đến cách tận dụng các công cụ số, kênh bán, nhóm ngành… 

Nhận thức rõ những khó khăn của hành trình đó, trong cuốn sách "Hơi thở con Sen", tác giả Phùng Thái Học đã chia sẻ những hành trang cần thiết của một người làm content thứ thiệt. Điều đó được chia làm 2 giai đoạn khi bước chân vào lĩnh vực này là: HỌC NGHỀ và LÀM NGHỀ. 

Chủ quán trà đá kể chuyện làm content: Nội dung nào gắn với lợi ích thì mới đánh trúng khách hàng - Ảnh 1.

Tác giả Phùng Thái Học - “Chủ quán trà đá”, là Founder của cộng đồng “Tâm Sự Con Sen”, một trong những cộng đồng chuyên môn lớn nhất trong lĩnh vực content với hơn 400 nghìn thành viên.

Là CEO tại WOW Agency, anh đã tham gia tư vấn chiến lược vận hành Digital Marketing cho nhiều doanh nghiệp SME và là một trong những nhân vật có tiếng trong cộng đồng sáng tạo nội dung tại Việt Nam.

Với 12 năm kinh nghiệm Digital Marketing và Content Marketing, tác giả Phùng Thái Học chỉ ra: Mỗi một giai đoạn học và làm nghề sẽ cần tiếp cận theo một hướng khác nhau, một nửa nói về ngành, nửa còn lại nói về con người. Với những kinh nghiệm qua 10 năm làm nghề, tác giả Phùng Thái Học vẽ ra một tấm bản đồ cho hành trình vào nghề content cùng những bài học quý giá trên hành trình phát triển sự nghiệp của người làm nghề, từ đó cho độc giả hành trang cùng sự tự tin để đi xa và nhanh hơn trong nghề content.

Với giai đoạn Học nghề, có những tư duy Marketing mà một người làm Content cần biết. Hướng tới độc giả mới chập chững bước vào nghề, tác giả Phùng Thái Học chia sẻ các kiến thức nền tảng qua 7 chương sách, với 37 bài học quan trọng mà bất cứ một content writer nào cũng cần nắm rõ.

Chủ quán trà đá kể chuyện làm content: Nội dung nào gắn với lợi ích thì mới đánh trúng khách hàng - Ảnh 2.

Trong thế giới content rộng lớn đó, tám tiêu chí phân loại chủ yếu dựa theo: cấp độ công việc, định dạng, kênh, vai trò, phong cách, mục tiêu, ngành dọc và giai đoạn. 

Theo tác giả, thế giới của content rất phức tạp và việc hiểu được 8 cách phân loại trên sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn đủ rộng, để từ đó bắt đầu hành trình một cách nhanh nhất. Ngoài ra, đây cũng là cách để họ tránh được cạm bẫy liên quan đến nhận thức, cản trở quá trình học hỏi và phát triển sau này. 

Với giai đoạn thứ 2 - Làm nghề, tác giả chia sẻ về những kinh nghiệm giúp bạn sống tốt với nghề Content. Thông qua hành trình làm nghề điển hình mà các “con Sen” đều trải qua, sẽ có 27 bài học nói về những tư duy phát triển bản thân giúp mỗi người đi nhanh và xa hơn trong nghề.

Dành cho những con sen muốn gây dựng nên cơ đồ từ lĩnh vực này. Sách gồm 6 chương chia theo 27 bài học nói về những tư duy phát triển bản thân giúp mỗi người đi nhanh và xa hơn trong nghề Content.

Đồng thời, đằng sau mỗi bài học cũng là những cạm bẫy và trở ngại, là các “góc khuất nhận thức” cản trở quá trình học hỏi của người làm nghề. 

Sự hình thành và phát triển nhu cầu của khách hàng có thể chia thành sáu cấp độ nhu cầu. Trong đó, có ba cấp độ được cho là đáng lưu tâm nhất bao gồm nhóm khách hàng chưa có nhu cầu (nhóm lạnh), khách hàng đang tìm kiếm giải pháp và nhóm khách hàng đang phân vẫn chưa đưa ra được quyết định do thiếu động lực hoặc niềm tin (nhóm khách hàng nóng). Nắm bắt nhu cầu khách hàng là bước đầu tiên và quan trọng bậc nhất trong việc sản xuất nội dung phù hợp. 

Chủ quán trà đá kể chuyện làm content: Nội dung nào gắn với lợi ích thì mới đánh trúng khách hàng - Ảnh 3.

Tiếp đó, để tạo ra content có giá trị, chúng ta cần phải tự đặt câu hỏi rằng: Liệu mình đang nói thứ mình có, hay là thứ mà người khác thực sự cần? 

Lời giải cho câu hỏi trên có liên quan trực tiếp đến hai khía cạnh: tính năng và lợi ích. Trong khi “tính năng” gắn liền với sản phẩm thì “lợi ích” lại gắn với khách hàng và nhu cầu thực sự của họ. 

Cuốn sách đưa ra các hướng dẫn bài bản, cụ thể và dễ hiểu để ngay cả những người mới vào nghề hoặc muốn theo nghề đều có thể áp dụng nhanh chóng. Những ví dụ minh họa trong cuốn sách đều rất gần gũi và sát với thị trường Việt Nam, giúp độc giả hình dung dễ dàng hơn về cách làm nghề.

Phương Thùy

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên