Chú ruột từng cho vay 500 triệu đồng cải tạo nhà ở, nay ‘lật mặt’ đòi ‘phần ngon’ khi nhà được đền bù 5 tỷ đồng: Lường trước điều này tôi đã không ân hận
6 năm trước, gia đình Yuan đã nhận được sự giúp đỡ từ người chú ruột khi họ muốn cải tạo nhà ở. Thế nhưng khi gia đình Yuan nhận được 1 khoản đền bù, người chú này lại quay trở về đòi “quyền lợi” từ gia đình Yuan vì đã từng đứng ra giúp đỡ họ.
- 08-04-2023Vay tiền mua nhà gần khu đất sắp có KCN, sau 21 năm tôi chỉ làm bảo vệ cũng dư giả sống: Lãi gấp 62 lần, ung dung kiếm gần 30 triệu đồng/tháng
- 04-04-2023Chán làm thuê, vay tiền mở hiệu để được làm sếp, lỗ nặng chỉ sau 7 tháng: Muốn lật ngược ván cờ cuộc đời phải nắm được 3 luật ngầm
- 04-03-2023Chiến thuật VAY TIỀN của thầy thuốc, nhờ đó sau thành tỷ phú: Vay không tiêu, móc tiền túi trả lãi đúng hẹn!
Gia đình, người thân là những người sống với nhau bằng mối quan hệ tình cảm. Bên cạnh những người hết lòng vì gia đình của mình thì cũng có nhiều người đặt nặng vai trò của đồng tiền mà quên mất thân nhân. Điều này cũng xảy ra với gia đình Yuan, 35 tuổi, sống tại Trung Quốc.
Từng được chú ruột giúp đỡ lúc khó khăn, gia đình anh Yuan rất biết ơn và cảm động. Tuy nhiên những hành động sau này của người chú khiến Yuan cảm thấy vô cùng thất vọng.
Trên diễn đàn Baidu đã đăng tải chia sẻ của anh Yuan, người đàn ông Trung Quốc về tình huống trớ trêu mà anh và gia đình gặp phải. Dưới đây chính là những chia sẻ của Yuan.
Cảm động vì lòng tốt của chú ruột
6 năm trước, tôi và bố mẹ quyết định sẽ cải tạo căn nhà vì nó khá cũ kỹ. Tuy nhiên chúng tôi không có đủ số tiền cần để cải tạo nên có ngỏ ý vay người thân trong gia đình. Lúc này tôi chỉ dành dụm được 20.000 NDT (68 triệu đồng) và thật may mắn được chú ruột đứng ra giúp đỡ.
Chú là người có tiềm lực kinh tế lớn trong đại gia đình của tôi. Chú rất có năng lực, làm trong nhà kính và kiếm được hơn 100.000 NDT mỗi năm (gần 350 triệu đồng/năm). Khi tôi học cấp hai, gia đình chú đã xây một ngôi nhà nhỏ ba tầng.
Tôi thường thích đến nhà chú tôi sau giờ học vì nhà chú có máy tính, máy chơi game và một bể cá lớn toàn những loại đắt đỏ. Khi nghe nói rằng gia đình tôi sẽ cải tạo ngôi nhà, chú rất ủng hộ và đã hào phóng cho chúng tôi vay 180.000 NDT (500 triệu đồng).
Nhận được số tiền từ chú, gia đình tôi vô cùng vui mừng. Trên hết, chúng tôi cảm nhận được tình cảm và sự chân thành của chú chứ chẳng phải vấn đề tiền bạc. Sau khi cải tạo, bố mẹ tôi có mời anh em họ hàng tới liên hoan 1 bữa, chú tôi dĩ nhiên cũng có mặt.
Bố cảm ơn chú và nói rằng “nếu không có chú hỗ trợ, gia đình anh sẽ không thể cải tạo nhà sớm như vậy”. Lúc này, chú xua tay và nói rằng đã là người 1 nhà thì không cần tính toán, người trong gia đình giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau là chuyện đương nhiên. Thời điểm ấy, gia đình tôi và những người họ hàng khác đều cảm thấy ngưỡng mộ chú, chú không chỉ có tiền mà còn sống rất tình cảm.
Đường dài mới nhìn thấu lòng người
Sau đó 6 năm, gia đình tôi đang sống trong sự bình yên thì có quyết định quy hoạch lại và xây dựng một cộng đồng thống nhất trong tương lai ở khu nhà tôi. Lúc đó, gia đình tôi chấp thuận và theo thỏa thuận đền bù thì sẽ nhận được 1,5 triệu NDT (hơn 5 tỷ đồng).
Chúng tôi vui mừng không được bao lâu thì chú và người nhà của chú cũng tìm tới gia đình tôi. Chú thẳng thắn không chút ngần ngại, “lật mặt” nói rằng: "Em nên có một phần tiền bồi thường trong số tiền gia đình anh được đền bù. Nếu em không cho anh vay 180.000 NDT, ngôi nhà cũ của anh liệu đáng giá bao nhiêu?"
Nghe xong lời chú ruột nói, gia đình tôi sững sờ, bàng hoàng. Ai cũng không nghĩ rằng chú lại có thể ngang nhiên “lặt mặt” và muốn nhận “phần ngon” về cho mình như vậy. Mấy năm nay, chúng tôi vẫn luôn kiếm tiền và tiết kiệm để trả chú khoản tiền 180.000 NDT (500 triệu đồng). Tuy nhiên, vì thu nhập có hạn nên gia đình tôi mới chỉ trả được 60.000 NDT, còn 120.000 NDT. Vậy mà giờ đây chú quay trở lại đòi quyền lợi của mình chỉ vì khi xưa đã cho gia đình tôi vay cải tạo nhà cửa.
Lòng tham nổi lên, người chú ruột yêu cầu chúng tôi làm những điều quá đáng. Số tiền còn nợ chú là 120.000 NDT (300 triệu đồng), chú nhất định không nhận. Chú nói rằng bây giờ giá trị ngôi nhà là 1,5 triệu NDT thì phải trả lại chú dựa theo số tiền ấy. Theo như tính toán, chúng tôi phải trả chú 900.000 NDT (3 tỷ đồng) chứ không phải con số 120.000 NDT.
Sau nhiều lần nói chuyện với bố tôi, chú ruột vẫn khăng khăng lấy số tiền 900.000 NDT. Dù có mềm mỏng ra sao ông cũng bị đồng tiền che mờ mắt và bắt ép chính người thân phải chia quyền lợi cho mình. Trong khi cha muốn nhẫn nhịn và giải quyết xong chuyện bằng cách đưa cho chú 900.000 NDT, tôi lại không đồng ý. Đó là số tiền chú cho chúng tôi vay và sẽ chỉ trả lại đúng số tiền đã nhận.
Mặc cho chú khó chịu và khăng khăng cần số tiền 900.000 NDT, chúng tôi trả đủ số tiền chú cho vay và dừng ở đó. Sau sự việc này, tôi cảm thấy khó chịu vì ngay từ đầu không lường trước sự tình. Nếu như khi chú cho vay gia đình tôi có 1 chút đề phòng, nói kỹ hơn về số tiền vay và thời hạn trả đã không để chú được đà lấn tới.
Trong cuộc sống này, dù người thân cũng có thể sinh lòng tham mà đánh mất những giá trị cốt lõi, đáng trân trọng. Chúng ta có thể cho người thân vay tiền trong lúc họ khó khăn nhưng hãy để hành động ấy xuất phát từ tấm lòng. Đừng vì ham mê vật chất, lòng tham mà quên đi mất đối phương là người thế nào, có vai trò gì trong cuộc đời mình.
Sống trên đời mới hiểu giá trị của đồng tiền. Không có tiền chúng ta không thể duy trì cuộc sống. Nhưng so với đồng tiền, tình cảm chân thành là điều đáng quý, đáng trân trọng hơn nhiều.
Theo Baidu
Thể thao & Văn hóa