Chủ tịch Alphanam kể chuyện rút công ty khỏi sàn chứng khoán và chuyển giao quyền lực cho con
Ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Alphanam cho biết rút công ty khỏi sàn chứng khoán vì thay đổi mục tiêu cuộc đời. Để lựa chọn mô hình phát triển phù hợp, con gái ông Hải được bố giao nhiệm vụ đi nhiều nơi và học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp gia đình thành công. Theo Nguyễn Ngọc Mỹ, 3 yếu tố quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực ở doanh nghiệp gia đình là định nghĩa thành công với thế hệ sau, sự truyền lửa và hình thức hóa các quy ước gia đình.
- 30-11-2019Ái nữ Alphanam, Founder Yola cùng 9 đại diện của Việt Nam lọt danh sách nhà lãnh đạo trẻ của Obama Foudation
- 19-06-2019Thực hư chuyện đại gia Alphanam Group giải thể công ty
- 03-06-2019Alphanam xây cao ốc 40 tầng tại trung tâm thành phố Quy Nhơn
Ngày 3/12, ông Nguyễn Tuấn Hải - Chủ tịch Alphanam Group và con gái Nguyễn Ngọc Mỹ - CEO Công ty Địa ốc Foodinco cùng xuất hiện trong hội thảo chuyên đề “Quản trị công ty đối với các công ty gia đình” tại Diễn đàn thường niên 2019 do Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức.
Nếu Nguyễn Ngọc Mỹ thừa nhận đây là cơ hội hiếm hoi 2 bố con cô cùng trao đổi trong một tọa đàm thì ông Nguyễn Tuấn Hải cho biết ông có mặt tại đây để học hỏi, lắng nghe các kinh nghiệm quốc tế, từ đó xây dựng một mô hình quản trị cho phù hợp.
Khi một diễn giả trong chương trình đưa ra định nghĩa “Doanh nghiệp gia đình không phải là doanh nghiệp ta thừa hưởng từ bố mẹ mình mà là doanh nghiệp ta vay mượn từ con cái chúng ta”, cả ông Hải và Ngọc Mỹ đều tỏ ra rất tâm đắc.
Ông Nguyễn Tuấn Hải (ở giữa) và 2 con. Ảnh: Forbes Việt Nam
Rút công ty khỏi sàn chứng khoán vì thay đổi mục tiêu cuộc đời
Theo Chủ tịch Alphanam, việc lựa chọn làm gì và ở vị trí nào xuất phát từ mục đích sống của mỗi người, có người thích làm doanh nhân lại có người thích làm bác sĩ. Khi bắt đầu khởi nghiệp, ông cũng chưa từng nghĩ sẽ duy trì một công ty gia đình từ đời này sang đời kia.
“Khi có chút thành công tôi nghĩ phải chuyển doanh nghiệp sang công ty đại chúng. Hình thức công ty này sẽ rất phù hợp gia tăng nguồn vốn để làm được những việc to lớn hơn, quản trị công ty bền vững, minh bạch và đa chiều hơn. Vì vậy, Alphanam đã lên sàn chứng khoán”, ông Hải kể.
Tuy nhiên, khi các con lớn lên, ông Hải nhận thấy “các con có gen của mình, không thích làm ca sĩ mà làm doanh nghiệp”. Doanh nhân sinh năm 1965 khi đó tự đặt lại câu hỏi “Ước mơ của tôi là gì?” và quyết định điều chỉnh lại mục đích cuộc đời mình.
“Tôi nhận ra, thành công không phải là làm được ra bao nhiêu tiền, làm được cái gì mà giá trị do mình làm ra chỉ là nền móng cho các bước tiếp theo, chứ không phải đỉnh cao thành công của cuộc đời. Vì vậy, tôi quay trở lại là công ty gia đình, Alphanam rút khỏi sàn chứng khoán. Rút trong tư thế rất khỏe chứ không phải bị rút”, ông Hải chia sẻ.
Trải qua cả 2 cung bậc vừa là công ty gia đình vừa là công ty đại chúng và bây giờ vẫn còn các công ty con là công ty đại chúng, Chủ tịch Alphanam cho rằng giữa 2 loại hình này không có sự khác biệt quá lớn về quản trị.
“Nó chỉ khác nhau là ước mơ của người đứng đầu nhằm vào mục đích gì là chính, không có khuôn mẫu nào dành cho tất cả mọi người. Tôi có nói vui rằng nếu con tôi không phải là Mỹ, Nhật (Nguyễn Ngọc Mỹ và Nguyễn Minh Nhật – tên 2 con của ông Hải) thì tôi không có động lực để làm được những điều như hôm nay. Ngược lại, tôi nghĩ nếu Mỹ sinh ra mà không phải con tôi thì sẽ không có động lực để làm được như bây giờ. Hoàn cảnh đôi lúc tạo ra sự phân biệt giữa doanh nghiệp gia đình và doanh nghiệp đại chúng”, ông Hải nói.
Cho con gái đi khắp nơi để học hỏi mô hình thành công
Chủ tịch Alphanam cho biết, tập đoàn của ông có hội đồng tư vấn để hoạch định chiến lược cho tầm nhìn 25 năm tiếp theo.
“Cuối năm sau là kết thúc 25 năm của thế hệ đi đầu, sang năm tôi chính thức bàn giao. Lúc đấy thế hệ thứ 2 sẽ lãnh đạo 25 năm tiếp theo”, ông Hải nói.
Doanh nhân này chia sẻ, khi con trai lớn của ông là Nguyễn Minh Nhật 14 tuổi, ông Hải và 2 con đã nhiều lần bàn luận về việc chúng thích gì và cá tính từng người ra sao. Đó cũng là giai đoạn Alphanam thay đổi hoàn toàn về chiến lược để phù hợp với Minh Nhật và Ngọc Mỹ.
Để chuẩn bị cho việc kế nghiệp, từ 5 năm trước, Ngọc Mỹ được bố giao nhiệm vụ sang Nhật, Anh, Pháp, châu Phi, châu Mỹ học hỏi và tổng kết kinh nghiệm từ 100 doanh nghiệp gia đình thành công. Từ đó giúp Alphanam lựa chọn mô hình phát triển cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
“Tôi và Mỹ bàn với nhau rất nhiều, bây giờ không chỉ chọn người tin cậy, không chỉ chọn người lão làng, hiện nay phải có mục tiêu rất rõ ràng là mỗi người phân ban phân mảng dựa trên kỹ năng”, ông Hải nói.
Nguyễn Ngọc Mỹ hiện là CEO Công ty Địa ốc Foodinco. Ảnh: FBNV |
Sớm tham gia công việc kinh doanh của Alphanam, con gái ông Hải, Nguyễn Ngọc Mỹ cho rằng đối với doanh nghiệp gia đình, điều quan trọng là phải cùng thế hệ sau đưa ra được định nghĩa về thành công.
“Thành công với thế hệ sau được định nghĩa như thế nào sẽ quyết định con đường họ đi tiếp vì họ chính là những người sẽ chịu trách nhiệm về tương lai”, Ngọc Mỹ nói.
Yếu tố quan trọng thứ 2 được doanh nhân 9X này nhắc đến là sự truyền lửa. Theo cô, câu chuyện truyền lửa không chờ thời điểm, không chờ con cái học xong đại học hay có những bằng cấp nhất định mới dạy về văn hóa công ty và văn hóa gia đình.
“Việc truyền lửa phải bắt đầu từ từng bữa ăn, chuyến đi, cách nhìn và tất cả những câu chuyện này cần diễn ra từ rất sớm”, CEO Foodinco nhấn mạnh.
Từ quan sát thực tế về những doanh nghiệp gia đình thành công ở châu Âu và Mỹ, Ngọc Mỹ nhận thấy một trong những thành công nhất của họ là có những quy ước gia đình, giúp giữ gìn văn hóa của những founding members (thế hệ đầu tiên) cho những thế hệ từ thứ 3 trở đi.
“Quy ước của gia đình là một tài liệu đóng góp sự chuyển giao rất quan trọng vì qua thế hệ thứ 2, thế hệ thứ 3 nếu may mắn mới biết được founding members thất bại ra sao, thành lập công ty như thế nào, giá trị của họ là gì. Hầu hết thế hệ thứ 3, thứ 4 không biết được điều này. Vì vậy chúng ta nên tạo ra những quy ước gia đình và những cuốn sách về lịch sử gia đình để họ nhớ được điều đó”, Ngọc Mỹ chia sẻ.
Theo doanh nhân trẻ này, khi nói để việc kế nghiệp, một bên chuyển giao thì bên còn lại phải sẵn sàng mới có thể thành công.
“Không thể nói rằng tôi sẵn sàng nhận nhiệm vụ nhưng bố mẹ tôi không chuyển giao. Bố mẹ chưa chuyển giao có thể thấy khả năng chưa đủ, mục tiêu chưa rõ ràng, có rất nhiều lý do thế hệ đi trước chưa sẵn sàng”, cô nêu quan điểm.
Người đồng hành