Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: "Các startup sẽ góp phần đưa Việt Nam thay đổi vị thế"
Tạo ra ý tưởng đột phá cho khởi nghiệp và tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp để phát triển nền kinh tế số theo hướng bền vững là động lực cơ bản để phát triển kinh tế tư nhân.
- 31-05-2016Doanh nghiệp tư nhân là chìa khóa để thực hiện Khát vọng Việt Nam 2035
- 29-04-2016Lần đầu tiên, vị thế của doanh nghiệp tư nhân được xác lập "trên cơ" FDI
- 28-04-2016Quỹ phát triển doanh nghiệp “tiếp sức” cho kinh tế tư nhân
- 09-03-2016Góc nhìn doanh nhân: Doanh nghiệp tư nhân bao giờ là trụ cột tăng trưởng?
Đó là quan điểm được ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT đưa ra tại diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam chiều ngày 3/6.
Trong quãng thời gian gần 30 năm qua, khu vực tư nhân đã vươn lên trở thành một động lực chính của nền kinh tế. Hiện tại, hơn 500.000 DN tư nhân đang đóng góp hơn 30% ngân sách và 40% GDP của cả nước. Ngoài ra, khu vực kinh tế tư nhân cũng đang tạo ra khoảng 90% số việc làm cho toàn xã hội.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, hiện nay chỉ có 528.000 DN đang hoạt động. Mục tiêu trong vòng 4 năm nữa nâng lên thành 1 triệu DN hoạt động. Do đó, việc tập trung chăm lo DN hiện có và hỗ trợ để đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp quốc gia, hỗ tợ trực tiếp cho DN khởi nghiệp, xây dựng DN phát triển nhanh và bền vững, cùng với các thành phần kinh tế khác là rất quan trọng.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 35 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, với mục tiêu là sẽ làm hết sức để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển.
"Chúng tôi đang tổng kết chương trình hành động, xây dựng soạn thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các nguyên tắc của kinh tế thị tường, không phân biệt đối xử phù hợp với các cam kết quốc tế", - Phó Thủ tướng khẳng định.
Trong khi đó, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT cho rằng việc phát động tinh thần Quốc gia khởi nghiệp mạnh mẽ từ năm 2016, cần được nuôi dưỡng bằng tinh thần đổi mới, sáng tạo và xây dựng cộng đồng doanh nghiệp.
“Doanh nghiệp lớn mạnh về số lượng và chất lượng để nắm bắt cơ hội và tạo động lực chủ yếu phát triển kinh tế số trong nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Các công ty startup sẽ góp phần đưa Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp để thay đổi vị thế và tăng trưởng của Việt Nam trên toàn thế giới” - Chủ tịch FPT khẳng định.
Hiện nay, nền kinh tế số đang gợi mở cả thách thức và cơ hội với doanh nghiệp. Việc tận dụng lợi thế của Internet như thế nào để phục vụ cộng đồng và chiếm lĩnh thị trường quốc tế, yêu cầu cần những định hướng phát triển và cơ chế thông tin thông thoáng hơn để quản lý hiệu quả là rất cần thiết.
Do đó, yêu cầu đặt ra là phải chủ động và sáng tạo nâng cao nguồn lực, nắm bắt cơ hội kinh doanh có được từ chính sách vĩ mô cởi mở, nền tảng công nghệ không ngừng nâng cấp. Trong khi sự chuyển dịch sang nền kinh tế số đòi hỏi cả sự lớn mạnh của một hệ sinh thái...
Chủ tịch FPT cho rằng, để tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế số, doanh nghiệp trong ngành cần lựa chọn định hướng là: Tạo ra ý tưởng đột phá - khởi nghiệp, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp để phát triển nền kinh tế số theo hướng bền vững như: dịch vụ phần mềm, dịch vụ nội dung số, cơ sở dữ liệu tri thức số, mạng xã hội...
Để tạo nên môi trường cho startup, vườn ươm doanh nghiệp và các hệ sinh thái, theo ông Trương Gia Bình là cần chủ động, sáng tạo mở rộng thị trường dịch vụ kinh tế số vượt xa biên giới quốc gia trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng để đem lại nguồn lực cho đất nước…
Tuy nhiên, để các startup phát triển tốt thì cần tạo môi trường thuận lợi về thủ tục, số hóa quy trình quản lý điện tử; tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực sáng tạo cho kinh tế và xã hội, sẵn sàng với cuộc cách mạng số....
Doanh nghiệp tư nhân là chìa khóa để thực hiện Khát vọng Việt Nam 2035
Trí Thức Trẻ