Chủ tịch Hà Nội khuyến cáo người dân nên hạn chế ra đường từ nay đến 31/3
Cao điểm chống dịch Covid-19 của Hà Nội được ông Chung đánh giá là từ nay đến ngày 3/4, thời điểm các trường hợp đã nhập cảnh vào Việt Nam đều hết thời gian ủ bệnh và sẽ kéo dài.
- 18-03-2020Thêm 8 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số mắc ở Việt Nam lên 76 ca
- 18-03-2020Người dân mặc đồ bảo hộ kín mít ra sân bay, ga quốc tế Tân Sơn Nhất hoang vắng lạ thường
- 18-03-2020Chủ tịch Hà Nội quyết định cho tất cả học sinh nghỉ đến ngày 5/4 phòng dịch Covid-19
Thời gian cao điểm dịch bệnh của thành phố từ 3 - 4 ngày nữa và sẽ kéo dài
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội chiều 18/3, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nhận định tình hình dịch bệnh trên thế giới hiện nay rất phức tạp, những nước có dịch bệnh lây lan nhanh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đang có số ca nhiễm giảm xuống sau 12 tuần.
Từ khi Việt Nam phát hiện ca thứ 17 (ngày 6/3), nếu theo đúng kịch bản diễn biến dịch bệnh như các nước trên, chúng ta mới bước sang tuần thứ 2.
"Con đường của phía trước chúng ta còn rât gian nan, nếu như đúng theo thời gian của Trung Quốc diễn ra thì trong thời gian vừa qua chúng ta đã thực hiện rất quyết liệt.
Tuy nhiên, nếu không định hình lại thì lãng phí thời gian, công sức, việc không khoa học thì cõ lẽ sẽ không đủ sức đi tiếp chặng đường tiếp theo", ông Chung nói.
Người đứng đầu UBND TP cũng cho hay, hiện đã bắt đầu có trường hợp lây nhiễm chéo trên địa bàn Hà Nội.
"Tình hình trên toàn quốc là đến hôm qua là 68 ca. Hà Nội chắc chắn trong hôm nay hay ngày mai sẽ tăng 7 - 8 ca, không loại trừ thời gian tới, số ca nhiễm sẽ vượt mức 20 ca”, Chủ tịch Hà Nội nói.
Về khả năng dịch bệnh kéo dài đến bao giờ, theo ông Chung, hiện thế giới chưa định nghĩa được còn nếu như Trung Quốc thì chúng ta mới bước vào tuần thứ 2, có nghĩa là phải chiến đấu trong khoảng 10 tuần nữa (2,5 tháng).
Cao điểm chống dịch của Hà Nội được ông Chung đánh giá là từ nay đến ngày 3/4, thời điểm các trường hợp đã nhập cảnh vào Việt Nam đều hết thời gian ủ bệnh và sẽ kéo dài.
Chủ tịch Hà Nội cho hay về nguồn lây nhiễm trên địa bàn thành phố đang căng sức mấy ngày nay là từ sân bay Nội Bài.
"Đây trường hợp về theo đường bay quốc tế, còn bay nội địa, đường bộ, transit thì hoàn toàn chưa kiểm soát 100% được, bởi chưa có biện pháp phong tỏa, cách ly như ở Châu Âu.
Đối với nguồn về từ quốc tế đang gia tăng và hiện có 6 đến 8 ca xét nghiệm dương tính lần 1 rồi, sẽ xét nghiệm cẩn thận lại, đồng thời công bố trong nay, mai", ông Chung thông tin.
Nguồn lây nhiễm thứ 2 theo ông Chung, là từ những trường hợp du học sinh trở về, các du khách nước ngoài đã đến Hà Nội từ ngày 3-6/3. Nguồn thứ ba là các cán bộ đang làm nhiệm vụ, tiếp xúc gần với công dân đang tổ chức cách ly.
Xác định các nhiệm vụ sẽ vất vả và tăng lên, Chủ tịch UBND TP đề nghị các quận, huyện cần nhanh chóng xác định lại nguồn lực, cơ sở vật chất. Trên cơ sở kế hoạch, kịch bản mà TP đã đưa ra, các quận huyện cần phân công nhiệm vụ hợp lý.
Cụ thể, cần phát hiện tổ chức cách ly nhanh chóng. Tập trung phát hiện từ những người dân có biểu hiện ho, sốt, vận chuyển người này bằng các phương tiện y tế. Yêu cầu khai báo y tế và cách ly tại nhà đối với những người đi nước ngoài về.
"Tiếp tục xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm", ông Chung yêu cầu.
Ông nói thêm, đối với việc tổ chức để xét nghiệm được thì Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) phải tiếp tục đào tạo nguồn y tá, bác sĩ đi lấy được các mẫu. Phải huy động các bệnh viện và đảm bảo lấy được 1.500 – 3.000 mẫu/ ngày.
"Công việc phải chi li nếu không là sẽ lãng phí nguồn lực, bị động, rối như ở Hồ Bắc, ở Italia", ông Chung nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, có các biện pháp mạnh mẽ trong giám sát cộng đồng về việc tổ chức cách ly. Tổ dân phố tăng cường tuyên tuyền công dân tự giác khai báo. Các đội cơ động phải trực 24/24, khi có thông tin của người dân là phải triển khai nhiệm vụ ngay.
Từ nay đến 31/3 người dân nên hạn chế ra khỏi nhà
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng tình hình dịch bệnh trên địa bàn sẽ diễn biến phức tạp, khó lường trong khoảng 15 ngày tới. Đây là khoảng thời gian có nhiều nguồn lây nhiễm, trong đó có nguồn lây nhiễm từ quá trình tiếp nhận công dân về từ các nước có dịch.
Ông nói, chúng ta đã chứng kiến sinh hoạt tôn giáo ở Hàn, Malaysia đã trở thành ổ bệnh dịch.
"Chẳng may đám cưới, đám giỗ có người thân, người quen đi từ vùng dịch về rất dễ trở thành ổ dịch. Do đó, các hoạt động tụ tập đông người như các khu di tích, các quán bar, nhà hàng, quán game, massage, các điểm vui chơi văn hóa cấm toàn bộ.
Tôi khuyến cáo tất cả các cửa hàng nếu thực sự không cần thiết nên đóng cửa hàng, trừ trường hợp các cửa hàng xăng, thuốc, siêu thị và lương thực thực phẩm...
Mọi người không có nhiệm vụ trong những ngày tới, từ nay đến 31/3 cố gắng ở nhà càng nhiều càng tốt. Thực sự chúng ta đang bước vào giai đoạn thử thách nguồn lây nhiễm đang ẩn nấp ở cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm rất cao", ông Chung đề nghị.
Người đứng đầu UBND TP cũng đề nghị quận Bắc Từ Liêm yêu cầu tất cả các trường dạy nghề ngay từ ngày mai phải nghỉ.
Một vấn đề khác được ông Chung nêu ra là hiện nay, trên địa bàn thành phố có 1,4 triệu người từ 60 tuổi trở nên, do đó, các trường hợp bị bệnh nền, đang chữa trị tại các bệnh viện, trung tâm y tế nên chữa tại nhà hoặc chỉ ở viện, tránh đi lại, không ra ngoài bởi đây là nhóm lây nhiễm nguy cơ nhất.
Tổ quốc
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai