Chủ tịch TPHCM đề nghị ngân hàng tái cơ cấu nợ và tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp
Với mức lãi suất lên tới 14-15%/năm, nhiều doanh nghiệp TPHCM cho biết khó có thể vay vốn để phục hồi sản xuất, kinh doanh
- 28-02-2023Room tín dụng sẽ được phân bổ cho các ngân hàng trong quý I?
- 28-02-2023Một ngân hàng dự kiến trả cổ tức 25% trong năm nay, thoái vốn tại AMC và tham gia tái cơ cấu Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém
- 27-02-2023"Bật van" tín dụng cho người tuổi hưu
Ngày 28/2, UBND TPHCM đã tổ chức hội nghị đối thoại ngân hàng - doanh nghiệp với chủ đề “Ngành Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển”. Hội nghị nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn. Qua đó đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế thành phố tăng trưởng.
Tại hội nghị, 16 ngân hàng thương mại đã ký kết với 64 doanh nghiệp, tổng gói tín dụng vào khoảng 11.000 tỷ đồng.
Tại hội nghị, 16 ngân hàng thương mại đã ký kết với 64 doanh nghiệp, tổng gói tín dụng vào khoảng 11.000 tỷ đồng. Lũy kế sau 10 năm triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM, đã có 157.000 khách hàng tham gia với số dư nợ gần 3 triệu tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM - cho biết, trong năm 2022, có 13 thương hiệu ngân hàng đăng ký gói tín dụng ưu đãi với quy mô đạt 434.280 tỷ đồng. Kết thúc năm, thông qua chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã giải ngân đạt 568.340 tỷ đồng, bằng 131% gói tín dụng ưu đãi đăng ký từ đầu năm và tăng 16,6% so với năm 2021.
“Điều này mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, nhờ lãi suất cho vay thấp (ngắn hạn tiền đồng khoảng 6%/năm; trung, dài hạn khoảng 10%/năm)” - ông Lệnh nói.
Theo lãnh đạo NHNN chi nhánh TPHCM, để hỗ trợ doanh nghiệp bằng giải pháp tín dụng, lãi suất, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã đưa ra các gói tín dụng ưu đãi để cho vay với lãi suất thấp, với quy mô từ trăm tỷ đồng đến cả ngàn tỷ đồng nhằm hỗ trợ cho khách hàng của ngân hàng.
Doanh nghiệp không kham nổi lãi suất cao nên không dám vay vốn ngân hàng.
Các tổ chức tín dụng chủ động giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng, tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp để mở rộng sản xuất kinh doanh; tiếp tục thực hiện gói hỗ trợ 2% lãi suất theo Nghị định 31 của Chính phủ và chương trình cho vay 5 nhóm ngành lĩnh vực ưu tiên của NHNN, cho vay kích cầu đầu tư của UBND TPHCM.
Đến nay, sau gần 2 tháng, tổng doanh số hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố đạt 469.000 tỷ đồng. Trong đó giảm lãi suất cho vay 300.000 tỷ đồng; tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp 100.000 tỷ đồng và hỗ trợ lãi suất 2% trên 9.000 tỷ đồng (lũy kế thực hiện gói này tại địa bàn đạt trên 15.000 tỷ đồng).
Đa số doanh nghiệp đều cho rằng, thực tế hiện nay việc tiếp cận nguồn vay vẫn còn nhiều khó khăn và mức lãi suất quá cao, có trường hợp lên đến hơn 14-15%/năm. Với lãi suất cho vay như vậy, doanh nghiệp khó có thể kinh doanh hiệu quả.
Theo Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, vốn và lãi suất là hai vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp mà ông có dịp tiếp xúc từ cuối năm ngoái đến nay. Do đó, ông Mãi kiến nghị, NHNN và các ngân hàng thương mại quan tâm đến việc cơ cấu lại nợ cũng như các vấn đề về lãi suất, tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp, tùy chính sách và điều kiện của từng ngân hàng.
Tiền phong