MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ tịch VCCI: 'Thương mại VN-EU trở lại thời hoàng kim'

Hơn 97% doanh nghiệp củaViệt Nam ở quy mô vừa và nhỏ. Để thâm nhập được vào thị trường châu Âu thì hàngrào thuế quan không phải là tất cả, mà chính là việc đáp ứng các yêu cầu chuẩnmực của thị trường này.

Sáng 1-7, tại buổi đối thoại về những cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam sau khi ký kết hiệp định thương mại tự do và hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) mang lại nhiều lợi ích to lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức.

“Hơn 97% doanh nghiệp Việt Nam ở quy mô nhỏ và vừa với những hạn chế như năng lực quản trị doanh nghiệp hạn chế, nguồn lực và nhân lực hạn chế, khả năng xây dựng thương hiệu, khả năng trong tiếp cận với thị trường quốc tế hạn chế… Tất cả đều sẽ là những thách thức lớn của cộng đồng doanh nghiệp nước ta khi tham gia vào EVFTA”, ông Trần Tuấn Anh cho biết.

Theo đó, những hạn chế đó sẽ tạo ra một loạt khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực của người tiêu dùng châu Âu.

“ Hàng rào thuế quan không phải là tất cả, mà chính là việc đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực của thị trường này về vệ sinh an toàn thực phẩm, về hàng rào kiểm dịch động vật thực vật, về những yêu cầu trong chương phát triển bền vững cũng đã đòi hỏi các sản phẩm của chúng ta phải đáp ứng các điều kiện về lao động, môi trường lao động, điều kiện hoạt động kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp. Đây mới chính là khó khăn và thách thức của chúng ta”, ông Trần Tuấn Anh nói.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, khi Việt Nam đã chấp nhận vào cuộc chơi lớn ở quy mô toàn cầu hóa này, nếu vượt qua được chắc chắn Việt Nam sẽ đủ sức để tham dự bất kỳ một hình thái quy mô nào trên thế giới.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cũng đánh giá EVFTA là hiệp định tốt nhất với hai ý nghĩa là hiệp định có tính tự do cao nhất và công bằng nhất.

"Trước đây, khi nói về thương mại thế giới, người ta nói nhiều về tự do, ít ai nói về công bằng. Cách đây nhiều thế kỷ, phố Hiến đã trở thành nơi giao thương, hội tụ thương mại giữa châu Âu và Việt Nam, là thời gian hoàng kim trong quan hệ giữa hai bên. Bây giờ, tôi đang thấy thời kỳ hoàng kim đó trở lại. Và hiệp định thương mại EVFTA chính là nền tảng quan trọng cho điều đó”, ông Lộc cho biết.

Theo ông Vũ Tiến Lộc , sáu tháng qua, thế giới đã trải qua nhiều sóng gió, nhưng Việt Nam và Liên minh châu Âu đã thành công trong việc đi tới ký hợp Hiệp định thương mại EVFTA trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ trở lại, chiến tranh thương mại leo thang. Do đó, đây là cuộc đối thoại Đông-Tây giữa những nền văn hoá, giữa các nước phát triển và đang phát triển mà Việt Nam là điển hình.

"Tôi cho rằng hiệp định EVFTA sẽ mang tính tương hỗ, bổ sung cho hai nền kinh tế Việt Nam và EU, mang lại lợi ích cho 600 triệu người dân Việt Nam và EU, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và EU trong tương lai", Chủ tịch VCCI đánh giá.

Tại buổi tọa đàm, ông Brian David Hull, Giám đốc Công ty ABB (đến từ Thụy Sỹ) cũng cho biết đã nhìn thấy cơ hội khi Việt Nam tham EVFTA:

“EVFTA sẽ tạo cơ hội cho cả doanh nghiệp Việt Nam lẫn doanh nghiệp châu Âu. Đối với Công ty ABB, chúng tôi sẽ có cơ hội cung cấp thiết bị cho các nhà đầu tư đến từ châu Âu khi họ muốn thành lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Đồng thời, với các doanh nghiệp Việt Nam, nếu họ muốn xuất khẩu được sang thị trường châu Âu thì họ cần dây chuyền sản xuất đáp ứng được yêu cầu chuẩn mực của người tiêu dùng châu Âu. Như vậy, chúng tôi cũng có cơ hội để cung cấp thiết bị cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ như robot để giúp họ cải thiện hiệu suất sản xuất để phục vụ thị trường châu Âu”.

Theo Mai Hiền

Pháp luật Tp Hồ Chí Minh

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên