"Cha đẻ" cách mạng 4.0 nói gì tại sự kiện đối ngoại đa phương lớn nhất Việt Nam năm 2018?
Ông Klaus Schwab, nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới, đã có bài phát biểu nêu ra những quan điểm rất đáng chú ý về cách mạng công nghiệp 4.0.
- 11-09-2018"Kỳ lân" tỷ đô - Làn gió mới mang đến cơ hội phát triển vượt bậc cho ASEAN trong thời đại 4.0
- 11-09-2018CMCN 4.0 ở Malaysia: Giới CEO thay đổi tư duy nhưng vẫn chờ những hành động
- 10-09-2018"Thái Lan 4.0" và khoản cược lớn nhằm thoát bẫy "thu nhập trung bình"
- 09-09-2018Call center thời 4.0: Cuộc chạy đua giữa chat bot và con người trong ngành công nghiệp hàng chục tỷ USD của Philippines
Sáng nay, trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới về Asean 2018 là sự kiện đối ngoại đa phương lớn nhất tại Việt Nam trong năm 2018. đã diễn ra diễn đàn mở với chủ đề "Asean 4.0 cho tất cả mọi người?” bàn về tiềm năng, cơ hội và những thách thức mà cuộc CMCN 4.0 đem lại cho khu vực Đông Nam Á cũng như vai trò của các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp trong việc xây dựng nền kinh tế tăng trưởng bền vững và toàn diện tại khu vực này.
Mở đầu sự kiện, ông Klaus Schwab, nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới, đã có bài phát biểu nêu ra những quan điểm rất đáng chú ý về cách mạng công nghiệp 4.0.
Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ nhất được đánh dấu bằng sự kiện phát minh ra đầu máy hơi nc, lần thứ hai là điện năng và các dây chuyền sản xuất hàng loạt, CMCN lần thứ 3 là những sáng tạo về máy tính, và chúng ta đang bước vào cuộc thứ 4. Ông Schwab đặt câu hỏi vậy thì cuộc cách mạng này khác biệt như thế nào?
"CMCN lần thứ tư không chỉ là thời đại số như CMCN lần 3 đã mở ra mà là cuộc cách mạng rộng lớn và phức tạp hơn bao gồm rất nhiều công nghệ mới AI, IOT, drones, máy móc chính xác... như tôi đã liệt kê trong cuốn sách viết về CMCN lần thứ 4 của mình", ông nói.
Các công nghệ mới sẽ định hình lại không chỉ cách chúng ta sản xuất, tiêu dùng, giao tiếp mà cả cách chúng ta sống. Nó không chỉ ảnh hưởng cách chúng ta sống mà còn ảnh hưởng đến cả việc chúng ta là ai.
Sự khác biệt còn nằm ở tốc độ. "Khi tôi nghĩ ra khái niệm 4.0 tôi cũng là 1 kỹ sư, tôi bắt đầu nhìn kỹ hơn nội hàm của nó và nó có ý nghĩa gì đối với chúng ta. Có rất nhiều công nghệ như blockchain hay xe tự lái chỉ mới 3 năm trước đây chỉ là câu chuyện giả tưởng nhưng ngày nay chúng đã trở thành hiện thực".
Vì thế CMCN 4.0 không chỉ thay đổi các mô hình kinh doanh và cách thức chúng ta cạnh tranh mà còn thay đổi toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Trong tương lai các nước thành công với 4.0 là những nước có thể tận dụng và nắm bắt ưu thế mà cuộc cách mạng này mang lại".
Vậy làm sao để chuẩn bị cho 4.0? Điều kiện đầu tiên để thành công là nhận thức được điều gì đang diễn ra, điều gì là quan trọng. "Và tôi rất vui khi sáng nay chúng ta có 1 phiên thảo luận gồm những người đang có thể nói là định hình cuộc cách mạng này", ông nói.
Thứ 2, chúng ta phải tận dụng các nguồn lực, bằng các chính sách, quan trọng nhất là tạo ra 1 xã hội mang đậm tinh thần doanh nhân, cởi mở với sự thay đổi,. Nhiều ng nói rằng cuộc cách mạng này cướp đi việc làm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tìm thấy cơ hội từ nó bằng cách chuẩn bị đúng lúc để thích nghi và có những kỹ năng mới.
Ông Schwab chia sẻ rất vui mừng vì sự kiện Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN lần này diễn ra tại Việt Nam chúng ta có sự góp mặt của các startup – nhóm các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc nền kinh tế của mỗi quốc gia, là động lực của các công nghệ mới. WEF cũng đang hợp tác trong nhiều dự án đảm bảo các startup có thể trao đổi ý tưởng sáng tạo, tương tác với nhau hiệu quả hơn.
Một yếu tố quan trọng khác của 4.0 là đảm bảo cuộc sống của người lao động, chúng ta không muốn trở thành nô lệ của robot, của AI, chúng ta muốn làm chủ công nghệ vì thế phải chuẩn bị tốt các kỹ năng để đảm bảo công nghệ lấy con người làm trung tâm, công nghệ phục vụ con người.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018: Tinh thần doanh nghiệp và cách mạng 4.0
Xem tất cả >>- "Cuộc chiến vô cực" của Tổng thống Widodo và những câu chuyện lan tỏa hậu trường WEF ASEAN 2018
- Bộ trưởng trẻ nhất Malaysia, nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và những giấc mơ bỏ ngỏ cho người trẻ
- 4 câu chuyện nổi bật của WEF ASEAN 2018 - sự kiện mang tầm khu vực thành công nhất lịch sử 27 năm WEF
- Lời giải cho bài toán “trọng nam khinh nữ” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Trong CMCN 4.0 nếu không tận dụng được cơ hội sẽ bị bỏ lại phía sau