Chưa hoàn thành năm nhất đại học, hai chàng trai 23 tuổi thành lập công ty được định giá 2 tỷ USD chỉ sau 2 năm và sở hữu khối tài sản gần 1 tỷ USD
Henrique Dubugras, 23 tuổi, và Pedro Franceschi, 22 tuổi, thậm chí còn chưa hoàn thành năm đầu tiên của trường đại học. Thế nhưng họ đã tích luỹ được một phần kinh nghiệm từ Thung lũng Silicon.
- 19-04-2019Từng là start-up đình đám được định giá 24 tỷ USD khiến Facebook phải chạy theo 'bắt chước', công ty của tỷ phú trẻ Evan Spiegel chỉ còn vỏn vẹn hơn 3 năm để chống chọi trước nguy cơ sụp đổ
- 12-04-2019[Góc khởi nghiệp thất bại]: Start-up 3,2 tỷ USD lâm vào đường cùng vì huy động được quá nhiều tiền
- 29-03-2019Công việc ở văn phòng trở nên nhàm chán, start-up này kiếm 'bộn' tiền khi xu hướng làm việc từ xa lên ngôi
- 16-03-2019Uber sẽ là một trong những start-up tiên phong tự tin "lên sàn" sau một năm IPO ảm đạm
Hai chàng trai trẻ này là những nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Brex - một start-up lĩnh vực fintech gần đây đã được định giá 2,6 tỷ USD. Dubugras và Franceschi có một câu chuyện không giống ai. Dubugras chỉ mới 14 tuổi khi xây dựng công ty đầu tiên, đây là một nhà sản xuất trò chơi trực tuyến và đã phải đóng cửa sau khi nhận được thông báo về việc vi phạm bằng sáng chế.
Ngay sau đó, anh hợp tác với Franceschi trong một dự án khác - họ phát triển bộ xử lý thanh toán Pagar.me. Công ty có 150 nhân sự, cuối cùng họ đã bán lại vào năm 2016. Sau khi ngừng hoạt động tại công ty trên, họ gia nhập Đại học Stanford nhưng quyết định gác lại việc học khi chưa hoàn thành năm nhất và tiếp tục phát triển ở lĩnh vực fintech với việc sáng lập Brex.
Brex, ra mắt sản phẩm đầu tiên vào năm ngoái, đã trở thành một công ty rất được ưa chuộng trong giới fintech, đưa hai nhà sáng lập trẻ vào danh sách những doanh nhân giàu nhất thế giới. Hiện tại, cổ phần trong công ty của mỗi người họ ước tính có trị giá 430 triệu USD, theo phân tích của EquityZen - một "chợ cổ phiếu" cho các doanh nghiệp chưa niêm yết.
Henrique Dubugras.
Dubugras và Franceschi nhanh chóng trở nên giàu có, cũng theo "tiêu chuẩn" của những tỷ phú ở Thung lũng Silicon - đó là bỏ học tại Đại học Stanford để bắt đầu sự nghiệp từ hai bàn tay trắng. Brex, công ty được thành lập 2 năm trước, giờ đây đã trở thành một trong những công ty Mỹ đạt được mức định giá hàng tỷ USD với tốc độ nhanh nhất, gia nhập nhóm các start-up kỳ lân như Uber Technologies, Lime and Bird Rides.
Năm 2017, Brex được định giá 25 triệu USD, theo dữ liệu của PitchBook. Vòng gọi vốn diễn ra gần đây nhất đã "chốt" mức định giá của Brex ở 2 tỷ USD. Các nhà đầu tư sớm của Brex có đồng sáng lập của PayPal - Max Levchin và Peter Thiel, cùng với đó là công ty đầu tư mạo hiểm Kleiner Perkins và Ribbit Capital.
Sản phẩm chủ chốt của kỳ lân này là một thẻ tín dụng dành cho các start-up và nhân viên của họ dựa trên dữ liệu thời gian thực (real-time data), thay vì sử dụng điểm tín dụng truyền thống. Hai nhà sáng lập chia sẻ, một trong những yếu tố thúc đẩy mức định giá "khủng" của Brex là tiềm năng phát triển sang các ngành kinh doanh khác.
Gần đây, Brex cũng giới thiệu loại thẻ tín dụng này tới các công ty thương mại điện tử và khoa học đời sống. Ngoài cung cấp dịch vụ cho các công ty start-up, Brex cho biết họ có kế hoạch phục vụ những công ty lớn hơn, cung cấp thẻ có ưu đãi cũng như dịch vụ quản lý chi phí riêng.
Pedro Franceschi.
Brex giới hạn về số lượng tiền khách hàng phải duy trì trong thẻ - được Brex theo dõi rất sát sao. Nhưng bởi nhiều start-up đã thất bại hoặc được mua lại, nên lĩnh vực kinh doanh này cũng trải qua nhiều biến động. Tại một hội nghị hồi tháng 4, Dubugras cho biết công ty đã phải đóng thẻ của hàng trăm doanh nghiệp bởi họ không còn đáp ứng được yêu cầu về tiền mặt.
Nhằm đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, "vươn" ra bên ngoài các start-up, Brex mới ra mắt một loại thẻ tín dụng mới nhắm đến các công ty thương mại điện tử. Thẻ này cung cấp hạn mức tín dụng với thời hạn miễn lãi là 60 ngày, bởi vậy nếu một doanh nghiệp thương mại điện tử chi 500 nghìn USD để dự trữ sản phẩm trước kỳ nghỉ, họ có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng thay vì phải đăng ký một khoản vay. Giống như thẻ tín dụng truyền thống, Brex thu lời từ phí của các giao dịch được thực hiện.
Hiện tại, Brex từ chối bình luận về nội dung này. Dubugras trước đây từng nói dịch vụ kinh doanh thương mại điện tử mới của Brex chiếm khoảng 1/3 doanh thu của họ.