Chúc Tết vừa là thể diện, vừa bộc lộ EQ: Tránh 3 hành động khiến gia chủ ‘khiếp vía’, bạn mang ‘tiếng xấu’ khó rửa trôi
Khi đến thăm nhà người khác, lịch sự và nhã nhặn là điều cần thiết, bên cạnh đó, mong bạn có thể tránh được 3 hành động thường không được chào đón sau đây, nếu không ngay cả những người bạn thân nhất cũng sẽ dần tránh xa bạn.
- 05-02-2024Tết đến bị hỏi “Lương thưởng bao nhiêu?”, người EQ cao đáp khéo vừa không mất lòng, vẫn giữ được bí mật
- 05-02-20244 điều không ngờ tới của người có EQ cao giúp họ "có cả thiên hạ", điểm thứ 3 thực sự gây bất ngờ
- 25-01-2023NS Công Lý bật khóc khi con đến chúc Tết, bà xã tiết lộ lý do gây xúc động
- 24-01-2023Đưa con đi chúc Tết, cha mẹ làm ơn đừng cố bắt con biểu diễn những tiết mục vô bổ để khoe khoang với họ hàng
- 23-01-2023Chàng rể ngoại quốc bập bẹ học tiếng Việt để chúc Tết nhà vợ
Trong giao tiếp giữa các cá nhân, đến thăm nhà người khác có lẽ là điều không thể tránh khỏi, và nhiều hành động nhỏ trong quá trình đến nhà người khác cũng phản ánh trí tuệ cảm xúc của một người. Những người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ không chỉ được chủ nhà chào đón mà còn khiến toàn bộ bầu không khí trở nên hài hòa và thoải mái hơn.
Ngược lại, người có trí tuệ cảm xúc thấp không chỉ khiến chủ nhân cảm thấy khó chịu mà còn khiến toàn bộ bầu không khí trở nên khó xử
Khi đến thăm nhà người khác, lịch sự và nhã nhặn là điều cần thiết, bên cạnh đó, mong bạn có thể tránh được 3 hành động thường không được chào đón sau đây, nếu không ngay cả những người bạn thân nhất cũng sẽ dần tránh xa bạn.
Đưa con trẻ nghịch ngợm đến nhà người khác
Một số bậc cha mẹ thích đưa con đến thăm nhà người khác với hy vọng con mình có thể làm quen với nhiều bạn bè hơn và tăng thêm trải nghiệm xã hội. Tuy nhiên, trẻ em có bản chất năng động và tò mò về những môi trường xa lạ. Nếu trẻ không nhận được sự hướng dẫn và kỷ luật đúng đắn sẽ gây ra những rắc rối không đáng có cho gia đình người khác.
Chẳng hạn, một số trẻ sẽ lục lọi đồ đạc của người khác, một số sẽ gây ồn ào và một số thậm chí còn cố tình làm hư hỏng đồ đạc. Đây là những hành vi khiến chủ nhà cảm thấy rất khó chịu.
Ngoài ra, tiếng ồn của trẻ cũng có thể làm phiền tới gia chủ. Vì vậy, khi đưa trẻ đến thăm nhà người khác, cha mẹ nên dạy trước cho trẻ một số phép xã giao và những quy tắc cơ bản.
Nhắc nhở chúng tôn trọng đồ đạc và không gian của gia chủ, không tùy ý làm hư hại hoặc làm phiền họ. Chỉ bằng cách này, trẻ mới có thể trở thành những thiên thần nhỏ thay vì những chú quỷ nhỏ khi đến thăm nhà người khác.
Đến nhà người khác cùng với thành kiến
Cuộc sống không thiếu những người mang những tư duy rập khuôn do kinh nghiệm hoặc định kiến cá nhân. Những tư duy này có thể ảnh hưởng đến sự đánh giá và nhận thức của chúng ta về người khác cũng như ảnh hưởng đến hành vi xã hội của chúng ta. Nếu đến nhà người khác với thành kiến, bạn có thể vô thức thể hiện sự thiếu tôn trọng và thiếu tin tưởng đối với chủ nhà.
Chẳng hạn, bạn sẽ chỉ trích phong cách trang trí, phong cách nội thất, cách nấu ăn, v.v. của chủ nhà, thậm chí còn đặt câu hỏi về lối sống của chủ nhà. Kiểu hành vi này sẽ khiến gia chủ cảm thấy khó xử, không vui, thậm chí có thể khiến mọi người nghĩ rằng bạn là người khó hòa đồng. Nếu đến nhà người khác với thành kiến trong đầu, bạn sẽ khó được chào đón. Bởi lẽ hành vi, thái độ của bạn có thể khiến người đối diện cảm thấy khó chịu.
Khi đến thăm nhà người khác, hãy mang theo một đôi mắt có khả năng khám phá ra cái đẹp, học cách trân trọng sở thích và phong cách, đồng thời tôn trọng sở thích và lựa chọn của người khác.
Đến nhà người khác cùng với cảm xúc tiêu cực
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi những điều không hay, chẳng hạn như mâu thuẫn giữa vợ chồng, mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu, v.v.. Những cảm xúc tiêu cực này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất của chúng ta.
Nếu đến thăm nhà người khác với những cảm xúc tiêu cực này, chúng ta có thể truyền năng lượng tiêu cực sang cho người khác một cách vô thức. Giống như nhân vật vợ Tường Lâm trong tiểu thuyết của Lỗ Tấn, mỗi lần gặp người khác, chị ta luôn nói đi nói lại một câu "Tôi thật ngu ngốc". Sau đó, chị ta phàn nàn và than thở về nỗi bất hạnh của con mình, rất lâu.
Ban đầu, mọi người rất thông cảm với chị, nhưng vì nhắc lại chuyện đó quá nhiều lần nên cuối cùng, thứ chị ta nhận được chỉ là sự thờ ơ của mọi người.
Nếu bạn đang có tâm trạng hoặc trạng thái không tốt khi đến thăm người khác, bạn có thể vô tình bộc lộ những cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc tiêu cực này thường khiến người khác cảm thấy khó chịu hoặc khó xử. Vì vậy, trước khi đến thăm người khác, chúng ta nên cố gắng điều chỉnh cảm xúc và tâm lý của bản thân.
Nếu tâm trạng không tốt hoặc cảm xúc không ổn định, bạn có thể thử một số phương pháp để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, khi giao tiếp với gia chủ, bạn nên cố gắng thể hiện sự chân thành, nhiệt tình để gia chủ cảm nhận được sự ân cần và quan tâm của bạn.
Trong đời sống xã hội, việc đến thăm nhà người khác là một hoạt động xã hội thông thường.
Khi đến thăm người khác, chúng ta không chỉ phải mang theo những món quà phù hợp mà còn phải chú ý đến lời nói, việc làm và cách thể hiện cảm xúc của bản thân. Hãy đối xử với chủ nhà và gia đình họ bằng sự chân thành và tử tế.
Người có trí tuệ cảm xúc cao biết cách làm cho người khác cảm thấy thoải mái và được tôn trọng, trong khi người có trí tuệ cảm xúc thấp lại có xu hướng khiến người khác cảm thấy lúng túng, khó chịu.
Trong tương tác, chúng ta nên tôn trọng mong muốn của nhau, giữ tâm trí cởi mở, đồng thời có thái độ tích cực, lạc quan, truyền tải năng lượng tích cực, ấm áp đến những người xung quanh.
Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể điều hướng các tương tác xã hội một cách dễ dàng và thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân với nhau.
Đời sống & pháp luật