Chùm ảnh: Châu Âu hóa "lò bát quái", sóng nhiệt kỷ lục khiến người dân vật vã vì nắng nóng và hỏa hoạn
Sóng nhiệt kỷ lục đang gây nắng nóng thiêu đốt cả châu Âu và tạo ra nhiều vụ cháy rừng, hỏa hoạn nghiêm trọng.
- 20-07-2022Chàng trai bị 15 trường đại học từ chối trở thành chủ doanh nghiệp triệu đô, một tháng kiếm gần 6 tỷ đồng nhờ vào các nguồn thu nhập thụ động
- 20-07-2022"Nổi tiếng" nhờ bức ảnh đu dây cáp vượt sông đi học gây chấn động năm nào, nữ sinh giờ trở thành bác sĩ
- 20-07-202230 ngày ăn khoai lang thay cơm sẽ đem lại tác dụng và tác hại như thế nào đối với sức khỏe?
Bằng chứng của biến đổi khí hậu đang ở tình trạng "nước sôi lửa bỏng" nhất đang hiện diện tại châu Âu, khi vừa sau một tháng 6 nóng kỷ lục, châu lục già đã đối mặt với sóng nhiệt lịch sử.
Lần đầu tiên, mức nhiệt ở Anh đã vượt ngưỡng 40 độ C ở nhiều nơi. Những vụ hỏa hoạn cũng nuốt chửng nhiều căn nhà tại các thành phố trên khắp nước Anh. Tại London, lính cứu hỏa miêu tả các ngọn lửa dữ dội bùng cháy như "địa ngục tuyệt đối". Các sở cứu hỏa ở London, Hertfordshire, Bucks, South Yorkshire và một số thành phố khác ghi nhận tới hàng chục nghìn cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp.
Khói lửa bao trùm một dãy nhà ở Wennington, Anh.
Đám cháy thiêu rụi nhiều vùng đất, cỏ cây ở Dartfort, Kent, Anh.
Đám cháy lớn ở một mỏm núi ở phía Đông Cornwall hôm 19/7.
Một số hình ảnh khác về các vụ hỏa hoạn đang "nuốt chửng" nước Anh:
Tại các thành phố lớn ở Anh, người dân vật lộn với cái nóng kỷ lục chưa từng thấy.
Một người lính tại trường đau Horse Guards, trung tâm London.
Một sĩ quan cảnh sát tiếp nước cho người lính canh gác ngoài cung điện Buckingham.
Người đàn ông dùng quạt làm báo trên một chuyến tàu điện ngầm ở thủ đô London.
Người dân trùm đồ tránh nắng trước cung điện Buckingham.
Nhiệt kế ghi nhận 40 độ C ở trung tâm London.
Tại Pháp, mức nhiệt độ ở nhiều nơi đã thiết lập kỷ lục mới và những đợt gió nóng tiếp tục làm trầm trọng thêm các vụ cháy, đặc biệt là tại phía Tây Nam nước này. Hơn 30.000 người đã bị di dời khỏi nhà và nơi nghỉ mát ở vùng Gironde vì nghi ngại ảnh hưởng của các ngọn lửa và vụ hỏa hoạn dữ dội.
Trong khi đó, Tây Ban Nha ghi nhận ca tử vong thứ 2 chỉ trong 2 ngày chìm trong hỏa ngục. Thi thể của một nông dân chăn cừu 69 tuổi được tìm thấy hôm thứ Hai tại một khu vực đồi núi, nơi một lính cứu hỏa 62 tuổi đã chết trước đó 1 ngày khi ông mắc kẹt trong ngọn lửa ở tỉnh Zamora.
Hơn 30 vụ cháy rừng xung quanh Tây Ban Nha đã buộc hàng nghìn người phải sơ tán và thiêu trụi 220 km vuông rừng hoặc cây bụi.
Các nhà khoa học khí hậu cho biết các đợt nắng nóng gay gắt hơn, thường xuyên hơn và kéo dài hơn do biến đổi khí hậu - cùng với hạn hán đã làm cho cháy rừng khó đối phó hơn. Họ nói rằng biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục làm cho thời tiết khắc nghiệt hơn, cháy rừng thường xuyên hơn và mang tính hủy diệt.
"Biến đổi khí hậu có thể gây giết người", Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez cho biết hôm thứ Hai trong chuyến thăm đến khu vực Extremadura, nơi xảy ra 3 vụ cháy lớn. "Nó giết người, giết chết hệ sinh thái và đa dạng sinh học của chúng ta".
Người đàn ông nhảy xuống một con kênh để mong giải nhiệt ở Paris, Pháp.
Lính cứu hỏa trong một đám cháy ở Gironde, Pháp.
Cháy rừng ở Gironde.
Đám cháy ở Landiras, Tây Nam nước Pháp.
Một người phụ nữ trú trong bóng râm dưới cái nắng cực điểm gần tháp Eiffel.
Người dân cố gắng giải nhiệt dưới làn nước ở một khu tắm "dã chiến" trên sông Seine, Paris.
Người dân xếp hàng mua vé số ở Madrid, Tây Ban Nha.
Một bãi biển ở phía Bắc Tây Ban Nha.
Trực thăng cứu hỏa ở Avila, Tây Ban Nha.
Ngọn lửa thiêu trụi mọi thứ ở một cánh đồng tại Zamora, Bắc Tây Ban Nha.
Xe cứu hỏa ở Zamora.
Một lính cứu hỏa ở Tabara, Tây Ban Nha.
Lửa cháy dữ dội ở Cebreros, Tây Ban Nha.
Nguồn: Tổng hợp
Trí thức trẻ