Chứng khoán châu Á tăng điểm sau một tuần biến động, giá dầu hồi phục nhẹ
Tuần cuối cùng của tháng 11, thị trường chứng khoán châu Á đã có diễn biến tích cực hơn, hầu hết các chỉ số đều giao dịch ở mức cao hơn và hợp đồng tương lai của cổ phần Mỹ tăng sau đợt sụt giảm của tuần trước.
- 22-11-2018Bong bóng mới trên thị trường chứng khoán Trung Quốc
- 21-11-2018Ngày tồi tệ trong một năm khủng khiếp quật ngã chứng khoán Mỹ, nhà đầu tư không còn chỗ trú ẩn
- 20-11-2018Chứng khoán châu Á giảm điểm sau tình trạng bán tháo ở phố Wall và bê bối của Nissan
Các thị trường từ Tokyo, Seoul đến Hồng Kông đều tăng điểm. Hầu hết các nhóm thuộc chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đều giao dịch ở mức cao hơn, dẫn đầu là nhóm cổ phiếu công nghệ - lĩnh vực giảm điểm mạnh tại thị trường Mỹ trong 8 tuần vừa qua.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng điểm vào cuối phiên giao dịch sáng ngày hôm nay. Chỉ số Shanghai Composite tăng khoảng 0,29%, Shenzen Composite tăng 0,108%. Tại Hồng Kông, Hang Seng Index tăng 1,69%.
Các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý về một cuộc họp được kỳ vọng rất lớn giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 sắp tới tại Buenos Aires, Argentina vào cuối tuần này.
Trong một diễn biến khác, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,6% trong phiên giao dịch buổi chiều, chỉ số Topix tăng 0,1%. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi tăng 1,08%. Tại Úc, chỉ số ASX 200 giảm 0,86% vào chiều nay, với chỉ số ngành năng lượng 2,7% và ngành vật liệu giảm 2,41%.
Cổ phiếu của các công ty khai thác đều giảm. Cụ thể là Rio Tinto giảm 3,3%, Fortescue Mentals Group giảm 3,99%. BHP Billiton giảm 3,41%. Giá kim loại giảm vào hôm thứ Sáu là do những lo ngại về nhu cầu từ phía Trung Quốc giảm sút.
Hôm thứ Sáu, giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm, khiến hợp đồng tương lai dầu thô rơi vào thị trường gấu trong bối cảnh lo ngại ngày một tăng về cung vượt cầu.
Dầu thô ngọt nhẹ WTI giảm 7,7% vào phiên giao dịch hôm thứ Sáu tuần trước, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2017. Dầu thô Brent giảm 3,66 USD, tương đương 5,9%, xuống 58,94 USD vào lúc 1 giờ 34 chiều (giờ EST). Trong phiên giao dịch tại châu Á, giá dầu hợp đồng tương lai của dầu thô Mỹ tăng 0,97% ở 50,91 USD/thùng, dầu thô Brent tăng 1,59% lên 59,72 USD/thùng.
Sự phục hồi nhẹ của giá dầu không có ảnh hưởng đến cổ phiếu nhóm năng lượng. Cổ phiếu công ty dầu mỏ lớn nhất nước Úc, Santos, giảm 4,69%. Cổ phiếu của Oil Search giảm 4,03%, Woodside Petroleum giảm 2,71, còn Beach Energy giảm 3,77%.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, cổ phiếu của nhà khai thác dầu khí lớn nhất Nhật Bản giảm 3,03%, tập đoàn JXTG giảm 2,31% và Petroleum Exploration giảm 2,31%. Tại Hàn Quốc, S-Oil giảm 4,59%, trong khi đó Innovation giảm 3,49%. Các công ty khai thác dầu mỏ của Trung Quốc cũng không ngoại lệ, cổ phiếu của Petro China giảm 0,52% và Sinopec giảm 0,34%.
Chỉ số đồng USD đang ở mức 96,947, tăng từ mức 96,43 trong phiên trước đó. Đồng yen Nhật ở mức 113,22 đổi 1 USD. Đồng đô Úc giao dịch ở mức 0,7241 đổi 1 USD.