Chứng khoán trước hiệu ứng kỳ nghỉ Tết
Ảnh Shutterstock
Kỳ nghỉ lễ dài ngày đang đến gần có thể sẽ khiến cho dòng tiền vào thị trường bị hạn chế và chỉ số có nhiều biến động. Bối cảnh này đòi hỏi nhà đầu tư phải cẩn trọng và tính toán chiến lược kỹ càng hơn để tránh tình trạng danh mục thua lỗ.
- 18-01-2022Sau một năm đầu tư chứng khoán, tôi quyết định "rời cuộc chơi", quay về gửi tiết kiệm ngân hàng
- 17-01-2022Một phiên giao dịch buồn với cổ đông chứng khoán, nhiều mã giảm sàn “trắng bên mua” dưới áp lực bán tháo ồ ạt
- 17-01-2022"Nắn" dòng vốn vào thị trường chứng khoán
Sau khi đón nhận những thông tin tiêu cực liên quan đến họ cổ phiếu FLC cũng như đấu giá đất ở Thủ Thiêm, các chỉ số chứng khoán liên tục duy trì xu thế giảm và chỉ số VN-Index đã có lúc xuống mức thấp nhất là 1.464,5 điểm, trước khi hồi nhẹ vào cuối tuần trước nhờ lực cầu ở nhóm midcap tăng cao.
Bước sang phiên giao dịch đầu tuần ngày 17/1, thị trường tiếp tục chịu áp lực bán tháo khi chỉ số VN-Index giảm thêm 2,89% về 1.452,84 điểm. Trong đó, trên sàn HOSE có tới 446 mã giảm (bao gồm 128 mã giảm sàn), 18 mã tham chiếu và chỉ có 49 mã giữ được sắc xanh.
Như vậy, kể từ phiên 10/1 đến 17/1, chỉ số VN-Index đã giảm 4,9% từ 1.528,48 điểm về còn 1.452,84. Trong chuỗi 6 phiên này, tuy sự tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng giúp chỉ số lấy được sắc xanh trong phiên giao dịch ngày thứ 4 (12/1/2022), nhưng diễn biến hàng trăm mã giảm sàn cùng nhiều cổ phiếu thị trường tắt thanh khoản, dư bán sàn hàng chục triệu đơn vị đã khiến lực kéo từ nhóm cổ phiếu vua là không đủ để VN-Index trụ vững tại mốc 1.500 điểm.
Với những diễn biến gần đây, các chuyên gia chứng khoán dự báo thị trường sẽ có sự phân hóa mạnh giữa các nhóm ngành và trong ngắn hạn khó có nhóm nào đủ sức dẫn sóng.
Trong lịch sử từ năm 2016 tới nay, thị trường đều ghi nhận các biến động khá mạnh trước và sau Tết Âm lịch. Cụ thể, thống kê của Nhadautu.vn cho thấy, giai đoạn 2016-2021, VN-Index tăng 3/6 lần trong 5 ngày giao dịch trước Tết với mức tăng trung bình 1,08%.
Ghi nhận sự biến động mạnh nhất là năm 2020 do bùng phát dịch COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới, diễn biến này khiến VN-Index giảm 1,26% trước Tết Âm lịch và ra Tết tiếp tục giảm hơn 9%.
Diễn biến chỉ số VN-Index dịp cận Tết
Việc VN-Index đảo chiều xanh đỏ liên tục trước Tết một phần đến từ diễn biến thanh khoản sụt giảm đáng kể bởi không phải nhà đầu tư nào cũng sẵn lòng nắm giữ trong gần 2 tuần dừng giao dịch vì lo ngại rủi ro xuất hiện bất ngờ vẫn có thể xảy ra. Những nhà đầu tư theo trường phái “an toàn là bạn” thường chọn phương án này và họ bán giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.
Ngoài ra, một số khác cũng thường hạn chế mua vào ở thời điểm cận Tết bởi nhà đầu tư đều hiểu mua lúc này sẽ bị mất khoản phí margin trong những ngày nghỉ Tết, khi chứng khoán chưa về tài khoản và cũng không giao dịch được.
Với diễn biến hiện tại của thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán đều đồng loạt khuyến nghị việc giải ngân nên thiên về các cơ hội đầu tư trung - dài hạn.
Trong đó, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc cơ cấu lại danh mục và giải ngân tích lũy dần các cổ phiếu mục tiêu với tỉ trọng nhỏ, nhưng vẫn cần tuyệt đối tuân thủ kỷ luật đầu tư. Đồng thời, công ty này kỳ vọng rằng những cơ hội đầu tư mới sẽ xuất hiện nhiều hơn khi diễn biến của các chỉ số chung ổn định trở lại và do đó, việc giải ngân tại thời điểm này nên thiên về các cơ hội đầu tư trung - dài hạn trên cơ sở kỳ vọng về kết quả kinh doanh tích cực của doanh nghiệp trong năm 2022.
Nhà đầu tư