Chuỗi cửa hàng 'đáng sợ' chính thức có mặt tại VN
Eleven được xem là chuỗi cửa hàng tiện lợi “đáng sợ” nhất thế giới khi cứ hai giờ trôi qua lại có một cửa hàng mọc lên trên thế giới.
- 03-06-2017Đâu là những đối thủ “đáng gờm” của 7-eleven tại Việt Nam?
- 26-04-2017Dân số Nhật già hóa, chuỗi 7-Eleven, McDonald's và các hệ thống cửa hàng 24/7 đối mặt với khủng hoảng nhân sự trầm trọng
- 07-04-20177-Eleven chi 3,3 tỷ USD cho thương vụ “đình đám” tại Mỹ
Hôm nay 7-6, 7-Eleven Việt Nam thông báo cửa hàng đầu tiên sẽ chính thức khai trương vào ngày 15-6 tại tầng trệt Saigon Trade Center - 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1.
Như vậy sau nhiều đồn đoán cũng như các động thái tuyển nhân sự diễn ra hồi cuối năm ngoái đến nay đã khẳng định sự có mặt của tập đoàn bán lẻ Nhật Bản 7Eleven thông qua nhượng quyền thương hiệu với Công ty Seven System Việt Nam. Mục tiêu của đơn vị này phát triển được 100 cửa hàng sau ba năm và nân lên 1.000 cửa hàng sau 10 năm bước vào thị trường Việt Nam.
7-Eleven là một trong những công ty nhượng quyền lớn nhất thế giới với công ty mẹ đóng tại Mỹ và công ty con đóng tại Nhật. Hiện thương hiệu đã có hơn 56.000 cửa hàng trên thế giới, riêng Nhật Bản có hơn 15.000 cửa hàng. 7-Eleven đặt mục tiêu sẽ đạt 80.000 cửa hàng trên toàn thế giới vào năm 2020. Trung bình cứ hai tiếng trên thế giới lại có một cửa hàng ra đời. 7-Eleven cho biết đã ký hợp đồng nhượng quyền độc quyền tại nước ta.
Với sự đổ bộ của 7-Eleven, được xem là chuỗi cửa hàng tiện lợi “đáng sợ” nhất thế giới khi cứ hai giờ trôi qua lại có một cửa hàng mọc lên trên thế giới khiến phân khúc cửa hàng tiện lợi thêm sôi động. Nó cũng báo hiệu cuộc cạnh tranh ở phân khúc này sẽ ngày càng khốc liệt hơn với nhà bán lẻ Việt.
Như vậy, đây là chuỗi cửa hàng tiện lợi thứ ba thương hiệu Nhật đã vào Việt Nam, trước đó FamilyMart và MiniStop.
Bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng giám đốc công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho biết cuối tháng 7, Công ty Seven System Vietnam đã ký kết với Seven Eleven Ink tại Nhật để đưa mô hình cửa hàng tiện lợi 7- Eleven về Việt Nam.
Như vậy, sau Ministop, FamilyMart, sự xuất hiện của 7-Eleven sẽ khiến cho kênh cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam tuy phát triển mạnh mẽ nhưng sẽ cạnh tranh rất khốc liệt.
Theo bà Quỳnh, dù việc xâm nhập thị trường Việt Nam của 7-Eleven có thể khiến nhiều người trong giới bán lẻ, đặc biệt là kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi lo lắng nhưng rõ ràng đây là cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước đổi mới, cải tiến để sẵn sàng đón đầu làn sóng từ các doanh nghiệp ngoại nói chung, cũng như thương hiệu 7-Eleven nói riêng.
Tiềm năng của phân khúc cửa hàng tiện ích tại Việt Nam là rất lớn, bởi theo thống kê của Nielsen số lượng bình quân đầu người trên mỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam là 69.000 người/cửa hàng, con số này rất lớn và vượt xa nhiều nước trong khu vực. Các quốc gia như Philippines là 37.000người/cửa tiệm, Trung Quốc là 21.000 người/cửa hàng, Thái Lan là 5.556 người/cửa hàng, Hàn Quốc là 1.835 người/cửa hàng.
Thứ hai, trong những năm gần đây, cấu trúc hộ gia đình tại Việt Nam có xu hướng giảm, dân số trẻ tăng nhanh và cuộc sống bận rộn của người tiêu dùng đang khiến nhu cầu về sự tiện ích ngày càng tăng mạnh.
Thứ ba, hiện nay thói quen và thu nhập của người tiêu dùng Việt đã thay đổi, nhu cầu về sự tiện ích cũng tăng lên, mong muốn được trải nghiệm những dịch vụ tiện ích ngay tại cửa hàng trong mỗi lần đi mua sắm cũng là những tiền đề giúp cho xu hướng chuỗi cửa hàng tiện lợi ngày càng tăng trưởng.
Pháp luật TPHCM