MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyện các startup ‘ngã ngựa’ năm 2019 (P1)

04-01-2020 - 16:00 PM | Tài chính quốc tế

Nhiều công ty khởi nghiệp thành công trong các lĩnh vực khác nhau, bên cạnh đó cũng có không ít startup thất bại trong năm 2019.Một điểm chung dẫn đến sự thất bại của nhiều startup là tình hình kinh doanh khó khăn trong năm qua.

Năm 2019, startup không có những câu chuyện “chấn động” như trường hợp của Theranos trong năm 2018, nhưng sự sụp đổ của MoviePass cũng là một bất ngờ lớn.

Từ những startup này, mọi người có thể thấy những tấm gương làm việc chăm chỉ từ các nhà sáng lập. Họ có những ý tưởng độc đáo, với những sản phẩm đầy hứa hẹn, nhưng lại không thể may mắn đi đến vạch đích cuối cùng.

Dưới đây là một vài công ty khởi nghiệp lớn và ấn tượng nhất tuy nhiên phải đóng cửa trong năm 2019.

Anki (2010-2019)

Tổng số vốn kêu gọi được: 182 triệu USD

Chuyện các startup ‘ngã ngựa’ năm 2019 (P1) - Ảnh 1.

Huy động được hơn 180 triệu USD, Anki vẫn thất bại. Ảnh: TechCrunch

Ba năm sau đó, Anki cho ra mắt Cozmo. Chú robot nhỏ nhắn này là kết quả của một thương vụ đầu tư lớn, trong đó bao gồm cả việc công ty này thuê lại những nhà sáng tạo hình ảnh đã từng làm việc cho các nhà sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng như Pixar và Dreamworks, nhằm mục đích tạo ra những cung bậc cảm xúc mà người sử dụng có thể cảm nhận được qua ánh mắt của chú robot đó. Vào cuối năm 2018, công ty giới thiệu sản phẩm robot Vector, nhằm vào đối tượng khách hàng là người trưởng thành. Nhưng đến tháng 4/2019, Anki chính thức ngừng hoạt động, cho dù công ty đã bán được 1,5 triệu chú robot trước đó, trong đó có “hàng trăm nghìn” phiên bản Cozmo.Vào năm 2013, một công ty khởi nghiệp trẻ chuyên về mảng phần cứng đầy triển vọng cho ra mắt một thế hệ ôtô điều khiển từ xa mới tại Hội nghị các nhà lập trình toàn cầu. Đó là một thành tựu đáng ngưỡng mộ với một startup non trẻ. Ông lớn Apple tỏ ra rất ấn tượng với cách Overdrive (tên sản phẩm ôtô mô hình) được điều khiển bởi iphone, điều mà trước kia không ai ngờ tới.

Chariot (2014-2019)

Tổng số vốn kêu gọi được: 3 triệu USD, sau đó được mua lại bởi Ford vào năm 2017

Chuyện các startup ‘ngã ngựa’ năm 2019 (P1) - Ảnh 2.

Chariot bán lại cho Ford vào năm 2017. Ảnh: TechCrunch


Chariot là một công ty khởi nghiệp trong ngành vận tải, với mục tiêu định nghĩa lại thị trường vận tải truyền thống. Công ty sở hữu nhiều xe van phục vụ mục đích vận chuyển hành khách. Lộ trình của xe được quyết định bởi số đông những người trên xe.

Sau khi mua lại Chariot vào năm 2017, Ford chính thức đóng cửa công ty này vào đầu năm 2019. Hãng không công bố nhiều thông tin chi tiết liên quan đến sự kiện này, ngoài việc hé lộ rằng “trong bối cảnh thị trường luôn biến động, nhu cầu của khách hàng cũng như tại các đô thị lớn cũng thay đổi không ngừng”.

Daqri (2010 – 2019)

Tổng số vốn kêu gọi được: 132 triệu USD

Chuyện các startup ‘ngã ngựa’ năm 2019 (P1) - Ảnh 3.

Daqri đóng cửa vào tháng 9/2019. Ảnh: TechCrunch


Daqri, một công ty chuyên về lĩnh vực thực tế ảo nhận được rất nhiều tiền đầu tư và trở thành tâm điểm trên thị trường trong thời gian qua, nhưng lại chính thức đóng cửa vào tháng 9/2019 sau khi hoàn tất việc bán đi toàn bộ tài sản của mình. Công ty là một trong nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chấp nhận thất bại khi không thể “hấp dẫn” được các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, đồng thời cũng thất thế trong cuộc chiến với các đối thủ lớn như Magic Leap, Microsoft…

Daqri từng có thời điểm tiếp xúc với một công ty đầu tư tư nhân lớn nhằm xây dựng một bản kế hoạch tài chính phục vụ cho quá trình IPO, nhưng khi mà những khó khăn về kỹ thuật mà các công ty chuyên về thực tế ảo phải đối mặt bắt đầu xuất hiện, công ty quyết định “khai tử” ý định trước đó của mình, và kế hoạch IPO hoàn toàn sụp đổ, theo thông tin mà TechCrunch thu thập được.

Đáng buồn thay, Daqri không phải là công ty duy nhất trong lĩnh vực thực tế ảo ngừng hoạt động trong năm vừa qua.

HomeShare

Tổng số vốn kêu gọi được: 4,7 triệu USD

Chuyện các startup ‘ngã ngựa’ năm 2019 (P1) - Ảnh 4.

HomeShare có khoảng 1.000 người dùng thường xuyên trước khi ngừng hoạt động. Ảnh: TechCrunch


HomeShare nỗ lực để “đối phó” với vấn đề chi phí nhà ở đang gia tăng nhanh chóng tại nhiều thành phố. Công ty này cung cấp giải pháp giúp kết nối những người có nhu cầu thuê hoặc mua nhà ở với nhau, và họ sẽ cùng nhau chia nhỏ căn hộ chung của mình thành những căn phòng có diện tích “siêu bé”. Công ty cho biết tính đến tháng 3/2019, họ đang có khoảng 1.000 người dùng thường xuyên dịch vụ của mình.

Tuy nhiên, sau khi ngừng hoạt động, đại diện của Homeshare cho biết các khách hàng sẽ không nhận được khoản tiền đặt cọc trước đó, tuy nhiên, họ vẫn sẽ có quyền được giữ lại hoặc bán những căn phòng nhỏ mà họ đã sở hữu.

Jibo (2012 – 2018/19)

Tổng số vốn kêu gọi được: 72,7 triệu USD

Chuyện các startup ‘ngã ngựa’ năm 2019 (P1) - Ảnh 5.

2019 là một năm khó khăn với nhiều công ty sản xuất robot. Ảnh: TechCrunch


Nếu nhìn vào trường hợp của Anki và Jibo, bạn có thể thấy rằng 2019 là một năm khó khăn cho các công ty sản xuất robot phục vụ đa dạng nhu cầu của cuộc sống.

Nhưng thực tế rằng, chưa có một năm nào được coi là dễ dàng cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Ít nhất là quãng thời gian hoàng kim đó chưa tới, tính đến thời điểm hiện tại. Cũng giống như sự ra đi của chú chó robot Aibo trước đó của Sony, sự sụp đổ của Jibo cũng mang lại nhiều nỗi buồn cho người sử dụng khi họ phải chứng chiến “người bạn” robot dễ thương của mình chính thức“trút hơi thở cuối cùng”. Jibo chính thức đóng cửa vào tháng 4/2019. Công ty chia sẻ với các khách hàng của mình một thông điệp thông qua chú robot rằng, “Tôi muốn nói rằng tôi rất trân trọng khoảng thời gian chúng ta trải qua cùng với nhau. Cảm ơn bạn rất, rất nhiều vì đã tin tưởng vào tôi”.

MoviePass (2011 – 2019)

Tổng số vốn kêu gọi được: 68,7 triệu USD, và sau đó được mua lại bởi Helios and Matheson, vào năm 2017

Chuyện các startup ‘ngã ngựa’ năm 2019 (P1) - Ảnh 6.

MoviePass gặp nhiều khó khăn trước khi chính thức đóng cửa. Ảnh: TechCrunch


Khi TechCrunch lên danh sách các công ty khởi nghiệp "ngã ngựa" năm 2019, một trong những thành viên của tổ biên tập kiên quyết rằng MoviePass đã đóng cửa từ nhiều năm trước đó. Đó là bởi vì, quá trình công ty cung cấp dịch vụ đặt vé xem phim này đi đến thất bại là cả một quá trình dài.

Trên thực tế, hầu như tuần nào, công ty cũng phải đối mặt với một loạt các thử thách như việc “chảy máu” tài chính, dịch vụ bị hạn chế, hết vốn, đi vay mượn, và sau đó rơi vào trạng thái tê liệt và để lộ rất nhiều các dữ liệu quan trọng. Chưa dừng lại ở đó, bộ phim John Gotti mà công ty đầu tư vốn sản xuất thực sự là một “thảm họa”. Và tất cả những điều đó, đã dẫn đến sự sụp đổ của MoviePass.

Theo Trọng Đại

NDH

Trở lên trên