Chuyện cuối tuần: Nguyên tắc "chỉ trăm bước nữa là tới đích" hay "làm thế nào để ăn thịt một con voi"
Bốn bước dẫn tới thành tựu: Lên kế hoạch có mục đích; chuẩn bị chuyên tâm; tiến hành tích cực; theo đuổi bền bỉ.
- 13-09-2017Chuyện tối thứ 4: Hiệu ứng mỏ neo và nghệ thuật thả "neo" trong đàm phán, kinh doanh
- 10-09-2017Chuyện cuối tuần: "Hiệu ứng chim mồi" và việc loại bỏ con chim mồi trong kinh doanh
- 27-08-2017Chuyện cuối tuần: Bạn chọn miếng dưa hấu nào?
- 23-08-2017Chuyện tối thứ 4: "99 thiếu 1" - Và khát vọng thực hiện "100 miếng vàng"
- 20-08-2017Chuyện cuối tuần: Chỉ đơn giản là cắt cành cây nơi con chim đậu, Đại Bàng sẽ bay lên
- 16-08-2017Chuyện tối thứ 4: Nếu là Cừu, bạn chọn sống chung với Sói hay Sư Tử?
Có đôi khi, chặng đường quá dài tới mục tiêu khiến bạn nản chí, nhưng bạn hãy lưu ý quy tắc: chỉ trăm bước nữa là tới đích.
Câu chuyện bắt đầu từ một anh thanh niên và vị doanh nhân già. Một ngày nọ, một thanh niên trẻ đang lang thang trong công viên nhỏ với vẻ chán nản của một anh chàng thất nghiệp vừa trượt buổi phỏng vấn xin việc.
Đang lang thang, anh nhận ra phía trước có bóng người quen quen, là một bác cùng quê, hiện là một doanh nhân ở thành phố này. Ông già đột ngột quay lại, cũng nhận ra anh.
Hai bác cháu đang tíu tít hỏi thăm nhau giữa đất khách quê người, đến lúc hỏi về công việc, thấy anh chàng lúng túng bác chợt hiểu ra.
-Theo tôi về khách sạn ở góc đường Broadway nhé, chúng ta vừa tản bộ vừa nói chuyện.
Lúc đó đã qua trưa, trời khá oi bức, và anh chàng đã lang thang ở công viên đó hàng tiếng đồng hồ. Anh chàng e ngại hỏi lại:
-“Nhưng bác à, từ đây tới đó năm, sáu cây số cơ mà. Làm sao đi bộ được?”
Ông ngắt lời:
-Bình tĩnh nào, chưa đầy cây số thôi.
-Chưa đầy cây số? anh ngạc nhiên hỏi lại
-"Thì thế chứ sao", ông khẳng định. “Tôi không tới khách sạn, dĩ nhiên. Là tôi với cậu tới trung tâm thương mại ở đại lộ số 6 đằng kia.
Vẻ khó hiểu, nhưng anh thanh niên vẫn đi theo ông. Một lát, 2 bác cháu đã tới được trung tâm thương mại. Không vào trong, mà đứng ngay góc, bác giới thiệu về lịch sử tòa nhà liên quan tới 1 doanh nhân nổi tiếng.
Rồi 2 bác cháu lại tiếp tục đi, ông vui vẻ bảo: “Bây giờ chỉ còn hơn cây số nữa”.
Chàng thanh niên gật đầu vâng dạ và tiếp tục đồng hành cùng ông già. Không lâu sau 2 bác cháu đã tới Carnegie Hall. Dừng lại ở đó, ông nói vẻ háo hức: Ông thích nhìn vẻ mặt của những người mua vé vào nghe hòa nhạc, nhưng bản thân ông lại không thích nghe hòa nhạc.
Dừng lại mấy phút, ông già lại tiếp tục đi, vừa đi vừa bảo:
-Nhanh lên, còn 800m nữa là tới Công viên Trung tâm rồi, ở đó có 1 con đười ươi vui vẻ, thân thiện lắm.
Cả 2 lại tiếp tục hành trình, dừng lại thăm chú đười ươi vui vẻ, rồi lại lên đường, cách đó hơn 1 cây số, là tiệm tạp hóa nhỏ. Ông già bảo, ở đó luôn có loại dưa leo rất tươi ngon. Tuy nhiên, đến đó, ông chỉ nhìn ngắm dưa leo một lúc rồi lại tiếp tục đi, vừa đi vừa giải thích: Bác sỹ bảo ta không được phép ăn dưa leo.
Mới đi chưa lâu, cả 2 lại dừng tiếp ở góc đường số 90 chỉ để “ngắm trạm xe điện mới sơn lại" – ông bảo ông không thích màu sơn mới này như vẻ cũ kỹ bấy lâu nay”.
Vừa qua góc rẽ trạm xe điện, ông chỉ góc đường xa xa phía trước và bảo: “Kia là đường Broadway và ngay đầu đường là khách sạn tôi ở. Nó đâu có xa phải không. Đi thôi, chúng ta cần một bữa tối ngon lành”
Sau cuốc đi bộ hơn 6 cây số, ông nghiêm giọng quay sang tôi: "Cậu thấy lần đi bộ này thế nào? Hy vọng cậu không bao giờ quên nó. Đừng bao giờ lo lắng vì đích còn xa. Chỉ cần nghĩ tới cái gì ở cách ta một trăm bước thôi, thì dù có xa mấy chúng ta cũng thấy rất gần”.
---------------------
Có đôi khi, chặng đường quá dài tới mục tiêu khiến bạn nản chí, nhưng bạn hãy lưu ý quy tắc: chỉ trăm bước nữa là tới đích.
Trong công việc, nếu biết chia nhỏ một cách hợp lý để làm việc thì sẽ dễ dàng đi đến thành công hơn. Một trong những nguyên tắc được ứng dụng nhiều là “chia nhỏ giai đoạn, tạo đà lớn”.
Một dự án lớn, nếu chia nhỏ theo từng hạng mục hợp lý, tiến độ hoàn thành sẽ nhanh hơn rất nhiều. Bởi càng sớm nhận được phản hồi rằng mình đang đi đúng hướng thì bạn càng sớm nhận ra mình đã đúng khi định hướng đường đi này.
Đối với những khối công việc đồ sộ không thể chia nhỏ để làm, hãy đặt mốc chia nhỏ cho khoảng thời gian. Ví dụ, bạn cần đánh máy một văn bản 1.000 trang, thay vì đo tiến độ theo từng chương từng phần, bạn có thể đo tiến độ qua mỗi khoảng 15 phút – và bạn sẽ thực sự cảm thấy hứng thú với công việc hơn nhiều nhờ việc thường xuyên được kiểm tra tiến độ của mình.
Trong cuốn Eat That Frog- 21 Great Ways to Stop Procrastinating and Get More Done in Less time (Ăn ngay con ếch đó – 21 nguyên tắc tránh trì hoãn và hoàn thành nhiều việc trong thời gian ngắn nhất), tác giả Brian Tracy, Chủ tịch công ty Brian Tracy international và cũng là một diễn giả nổi tiếng, cũng cho rằng “thực hiện công việc theo từng bước” là một trong những nguyên tắc thành công.
Brian Tracy cho rằng, để thực hiện những công việc lớn, những mục tiêu cao, cần chia những công việc lớn thành nhiều bước nhỏ, và kên kế hoạch để thực hiện từng bước. Lần lượt hoàn thành từng bước nhỏ này, chúng ta sẽ đạt được công việc lớn, hoàn thành mục tiêu cao.
Brian Tracy cũng cho rằng cần chia nhỏ công việc. Ông viết rằng, làm thế nào để ăn hết một con voi? Câu trả lời là chúng ta cần ăn từng miếng một. Và công việc cũng vậy, phải biết cách chia nhỏ để hoàn thành. Đây cũng là nguyên tắc thức 18 trong 21 nguyên tắc ông đặt ra.
Brian Tracy cũng cho rằng, cần thực hiện những công việc khó khăn trước nhất với 7 nguyên tắc sắp xếp công việc:
1/ Vào cuối ngày, lập danh sách tất cả mọi thứ phải làm vào ngày hôm sau.
2/ Phân chia công việc theo sự phối hợp của phương pháp ABCDE và quy luật 80/20.
3/ Hãy chọn công việc A1 – con ếch lớn nhất, xấu nhất – để tiến hành xử lý.
4/ Xem lại danh sách công việc bằng cách sử dụng phương pháp ABCDE kết hợp với quy luật 80/20.
5/ Chuẩn bị tất cả mọi thứ cần thiết để bắt đầu và hoàn thành nhiệm vụ.
6/ Chuẩn bị khu vực làm việc cho công việc A1.
7/ Tập thói quen thức dậy, sẵn sàng và bắt đầu công việc mà không bị gián đoạn bởi yếu tố nào khác.
Và chúng ta cần phân bổ thời gian, công sức và nhân lực cho từng hạng mục để có kết quả tốt nhất.
Có những việc nhìn bề ngoài thì tưởng chừng như là khó nên chúng ta thường rút lui ngay từ phút đầu tiên mà không hề cân nhắc. Nhưng đôi khi chúng ta cũng nên mạo hiểm một lần vì nếu không vượt chướng ngại vật thì làm sao biết khả năng của mình đến đâu, và làm sao về đích như ước mơ của mình.