Chuyện đời nữ sĩ Quỳnh Dao: Viết nên bao chuyện tình lãng mạn lay động nhưng bản thân lại lắm truân chuyên
Cuộc đời của nhà văn nổi tiếng Quỳnh Dao có nhiều sóng gió, trắc trở với những cuộc hôn nhân thị phi, gây không ít tranh luận.
- 20-09-2022Nữ diễn viên từng đỗ thủ khoa và học thạc sĩ ở Anh: Nhan sắc thăng hạng còn cuộc sống ra sao?
- 08-09-2022Tốt nghiệp ĐH danh giá, nữ tiến sĩ bỏ việc lương cao về làm nông trại thu nhập 1 triệu USD/năm
- 05-09-2022Nữ giám đốc người Việt nên duyên cùng thầy giáo Thụy Sĩ sử dụng 8 ngôn ngữ
- 20-08-2022Cựu nữ sinh Ngoại Thương chia sẻ bí quyết giành học bổng toàn phần Thạc sĩ và Tiến sĩ ở Ireland: Hành trình bắt đầu từ con số 0!
- 06-08-2022Cụ ông lớn tuổi nhất thế giới lấy bằng Thạc sĩ: 89 tuổi mới học ĐH, giỏi đến mức được Nữ hoàng Anh viết thư tay "nhờ" làm một việc
Cuộc đời của nhà văn nổi tiếng Quỳnh Dao có nhiều sóng gió, trắc trở với những cuộc hôn nhân thị phi, gây không ít tranh luận.
Nhà văn Quỳnh Dao từ lâu đã là một cái tên huyền thoại trong làng văn học lẫn truyền hình Trung Quốc. Bà chính là tác giả của hàng loạt tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim kinh điển như: Hoàn Châu Cách Cách, Dòng sông ly biệt, Một thoáng mộng mơ... Là một trong những nữ sĩ thành công nhất thời đại, Quỳnh Dao đã viết nên biết bao câu chuyện tình lãng mạn, làm rung động hàng triệu con tim khán giả châu Á. Thế nhưng mẹ đẻ của những mối tình tươi đẹp đó lại có một cuộc đời lắm sóng gió và chẳng hề màu hồng.
Mối tình đầu ngang trái
Quỳnh Dao tên thật là Trần Triết, sinh năm 1938 tại Đài Loan (Trung Quốc) trong một gia đình gia giáo, có cha là giáo sư Đại học, gia đình cấp tiến. Suốt thời thơ ấu và trưởng thành, bà từng luôn tự ti vì có một người em gái vô cùng xuất chúng tên Trần Cẩm Xuân. Em gái Quỳnh Dao là tiến sĩ ngành vật lý hạt nhân của Đại học Wisconsin (Mỹ), có nhiều đóng góp to lớn cho ngành hàng không thế giới.
Thời đi học, Quỳnh Dao từng là một thiếu nữ nổi loạn, không chịu học hành ngoại trừ môn Ngữ văn, đồng thời thường xuyên có những ý tưởng, lý luận kỳ quái. Bà bộc lộ rõ là một người đa sầu đa cảm, mê đắm văn chương và có trí tưởng tượng khác thường. Quỳnh Dao từng được bạn bè trung học gọi bằng biệt danh Lâm Đại Ngọc (nhân vật chính trong Hồng Lâu Mộng) vì lúc nào trông bà cũng phảng phất vẻ u sầu, tâm tình treo mây treo gió.
Hình ảnh nữ sĩ lừng danh thời trẻ
Cũng vì mang trái tim nhạy cảm, tâm sinh lý phát triển hơn bạn bè đồng tuổi, Quỳnh Dao cũng yêu sớm. Mối tình đầu của bà dù đậm sâu nhưng hết sức ngang trái vì người bà đem lòng si mê là thầy giáo dạy văn hơn mình tới 25 tuổi tên Tưởng Nhân. Dù thầy giáo trung niên đã góa vợ nhưng mối quan hệ của hai người vẫn bị coi là sai trái vào thời bấy giờ nên họ chỉ có thể yêu nhau trong âm thầm.
Sau này, vì chìm đắm vào tình yêu mà Quỳnh Dao chểnh mảng việc học hành. Sau khi trượt đại học, gia đình cũng phát hiện chuyện hẹn hò của bà và ngăn cấm kịch liệt. Thầy Tưởng Nhân bị đuổi việc vì "dám" yêu đương với học sinh và cũng để tách khỏi cô nữ sinh trẻ. Cú sốc đầu đời này đã khiến cô nữ sinh vốn yếu đuối nhạy cảm không chịu đựng được, thậm chí đã tìm cách tự vẫn để phản kháng. May mắn là sau đó bà được người nhà phát hiện kịp thời. Quỳnh Dao sau đó cũng cố gắng thi lại đại học lần hai nhưng vẫn trượt nên bà quyết định từ bỏ con đường học hành và chuyên tâm cho việc sáng tác.
Mối tình đầu đẫm nước mắt nhưng kết buồn đã tạo cảm hứng cho Quỳnh Dao sáng tác nên tác phẩm đầu tay của mình mang tên Song Ngoại (Bên ngoài cửa sổ). Tiểu thuyết này nói về mối tình thầy - trò như tự sự lại câu chuyện của Quỳnh Dao và Tưởng Nhân. Lời đề tựa của cuốn sách ghi: "Nếu hai người không thể ở bên nhau, vậy hãy kể lại tình yêu của họ trong một cuốn sách để mọi người phải biết đến".
Đại minh tinh Lâm Thanh Hà trong bộ phim "Song Ngoại" chuyển thể từ tiểu thuyết đầu tay của Quỳnh Dao
Hôn nhân đầu tiên đổ vỡ
Đến năm 20 tuổi, Quỳnh Dao bị gia đình thúc giục chuyện cưới xin và được sắp xếp cho hàng loạt cuộc xem mắt. Thế nhưng vốn mang tâm hồn phóng khoáng, luôn tự do đề cao quyền yêu đương, Quỳnh Dao từ chối tất cả những chàng trai được cha mẹ mai mối mà rơi vào lưới tình với một người bị gia đình phản đối, đó là Mã Khánh Sâm. Điều khiến chàng sinh viên nghèo mới tốt nghiệp thu hút bà chính là vì ông cũng có tấm lòng yêu mến văn chương.
Năm 1959, cặp đôi trẻ kết hôn bất chấp việc không được gia đình Quỳnh Dao chúc phúc. Họ vẫn quyết sống trong cảnh "một túp lều tranh hai trái tim vàng".
Bắt đầu một cách lãng mạn, đầy lời thề non hẹn biển nhưng tình yêu ấy nhanh chóng bị vấn đề cơm áo gạo tiền hủy hoại. Khi bà mang bầu và sinh con trai năm 1961, Khánh Sâm công tác nước ngoài, Quỳnh Dao về sống ở nhà mẹ đẻ. Khoảng thời gian đó, không chỉ bụng mang dạ chửa mà không có chồng ở bên, bà còn bị Khánh Sâm viết thư xin chu cấp tiền sinh hoạt. Để kiếm tiền nuôi chồng, nữ sĩ nỗ lực sáng tác và phát hành cuốn sách đầu tay.
Thế nhưng khi Song Ngoại được phát hành, Mã Khánh Sâm không hề vui mà vô cùng phẫn nộ, xấu hổ vì nó viết về chuyện tình của vợ với thầy giáo. Cảm thấy việc công khai chuyện riêng của vợ với thiên hạ là điên rồ và thiếu đức hạnh, ông đã viết bài hạ thấp Quỳnh Dao trên báo. Bài báo này đã đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân 5 năm của họ. Nữ nhà văn thẳng thừng đề nghị ly hôn mà không cần mảy may suy nghĩ nhiều.
Nhà văn Lê Phương Liên với 'Nữ sĩ thời gió bụi': 'Tiểu thuyết lịch sử vẫn có thể đầy lãng mạn' Nhà văn Lê Phương Liên với 'Nữ sĩ thời gió bụi': Chân dung một Hồng Hà nữ sĩ toàn bích Nữ sĩ Anh Thơ: Nhà thơ nữ nổi tiếng nhất của phong trào Thơ Mới
Tình duyên của Quỳnh Dao cũng sóng gió, trắc trở như những câu chuyện của bà
Mối tình thứ 3 ghi tiếng xấu muôn đời
Sau khi ly hôn, Quỳnh Dao vùi đầu vào viết lách và sự nghiệp của bà nhanh chóng thăng hoa. Các tiểu thuyết, truyện ngắn của nữ sĩ gây chú ý vì đánh trúng tâm lý của độc giả, nhất là phái nữ thời bấy giờ và cách hành văn cũng mới lạ, phá cách, đầy tư tưởng của thời đại mới. Quỳnh Dao vô cùng nhiệt tình ủng hộ nữ quyền, yêu đương tự do - những điều còn bị tranh cãi vào lúc ấy.
Nhưng để có thể trở nên nổi tiếng đến vậy, bà cũng cần đến sự trợ giúp. Người góp sức chắp cánh cho sự nghiệp Quỳnh Dao lớn nhất chính là Bình Hâm Đào - tổng biên tập của tạp chí Hoàng Quán thường xuyên đăng truyện của bà.
Làm việc với nhau mỗi ngày, giữa hai người đã nảy sinh tình cảm. Điều đáng nói là Bình Hâm Đào đã có vợ con đuề huề từ lâu. Lúc về già, Lâm Uyển Trân - chính thất của ông đã phát hành cả một cuốn sách để kể lại việc Quỳnh Dao đã làm "tiểu tam" phá hoại hạnh phúc gia đình bà như thế nào.
Bình Hâm Đào vốn xuất thân là một chàng trai nghèo hiếu học. Chính nhờ sau này cưới được cô tiểu thư xinh đẹp, nhà có điều kiện Lâm Uyển Trân mà sự nghiệp của ông mới hanh thông. Thế nhưng dù đã có 3 đứa con, Bình Hâm Đào vẫn ngoại tình công khai trước mặt vợ. Quỳnh Dao thì không hề yêu cầu danh phận mà chỉ muốn được làm vợ bé của tổng biên tập. Ngoài mặt, bà còn khen ngợi Lâm Uyển Trân là người phụ nữ dịu dàng, tài giỏi, tốt bụng.
Quỳnh Dao bất chấp làm "tiểu tam" dù bị cả thế giới chỉ trích
Đến cuối đời, chính Lâm Uyển Trân đã xuất bản một cuốn sách hồi ký kể lại toàn bộ quá trình Quỳnh Dao phá nát hạnh phúc gia đình mình. Nữ sĩ bị tố cáo là đã chủ động tiếp cận tổng biên tập, từng đe dọa "bà cả" rằng nên chịu đựng việc chồng có tình nhân bên ngoài. Dù bị chính gia đình ngăn cản, Quỳnh Dao vẫn bất chấp làm "tiểu tam" không danh chính ngôn thuận của Bình Hâm Đào hàng chục năm trời.
Khi mê muội trong mối tình sai trái quá lâu, ở tuổi gần 40, Quỳnh Dao quyết định buông bỏ, đồng ý đính hôn với một người đàn ông mình không yêu do gia đình giới thiệu. Thế nhưng cũng đúng lúc này, Bình Hâm Đào quyết định ly hôn, quyết định lựa chọn từ bỏ tất cả vì tình yêu với kẻ thứ ba. Năm 1979, sau 16 năm sống trong bóng tối, Quỳnh Dao khi đó 41 tuổi kết hôn với Bình Hâm Đào 52 tuổi.
Quỳnh Dao và Bình Hâm Đào đã kết hôn sau 16 năm ngoại tình
Quỳnh Dao là người phụ nữ đã ở bên Bình Hâm Đào suốt phần đời còn lại của ông. Thế nhưng 40 năm trời đằng đẵng ấy cũng không thể xóa nhòa lỗi lầm sai trái của họ năm xưa. Quỳnh Dao vẫn mãi mãi bị người đời chỉ trích là kẻ thứ 3.
Vào lúc cuối đời, Bình Hâm Đào mắc chứng đãng trí và quên hoàn toàn người vợ mà mình từng sống chết cưới về. Lúc này, các con của Bình Hâm Đào với vợ cũ nhận chăm sóc cha và ngăn cấm Quỳnh Dao được gặp ông. Họ vẫn mãi mãi ghi hận mối thù với mẹ kế, thường xuyên bôi xấu bà trên mặt báo. Dù đấu tranh mọi cách, Quỳnh Dao cũng không được gặp gỡ và ở bên người bạn đời của mình trong tháng ngày cuối đời của ông.
Giờ đây, ở tuổi ngoài 80, Quỳnh Dao sống lủi thủi một mình. Bà có một sự nghiệp vang danh và không thiếu tiền tài, thế nhưng vết nhơ trong đời sống cá nhân của nữ sĩ nổi tiếng vẫn bị người đời đàm tiếu.
Cuộc đời riêng tư cả nữ sĩ vẫn mãi còn bị tranh luận trái chiều
Thể thao văn hóa