MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia: Cần xây dựng thêm kịch bản tăng trưởng với những giả định xấu hơn

Chuyên gia: Cần xây dựng thêm kịch bản tăng trưởng với những giả định xấu hơn

Ông Võ Trí Thành nhận định như trên tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021: Cải cách để phục hồi tăng trưởng bền vững” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức với hỗ trợ của Australia trong Chương trình Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform).

TS. Võ Trí Thành
TS. Võ Trí Thành
Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương
109 bài viết

Cụ thể, trong báo cáo mới nhất, CIEM đưa ra 2 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế:

- Kịch bản lạc quan nhất: Việt Nam có thể kiểm soát được dịch bệnh vào tháng 8/2021, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn thấp hơn mục tiêu của Chính phủ đề ra là 6,5%. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng đạt 6,2%, GDP Việt Nam sẽ vượt chỉ tiêu Quốc hội giao 0,2 điểm phần trăm.

- Kịch bản dịch bệnh được kiểm soát vào tháng 10/2021, chậm hơn 2 tháng so với kịch bản lạc quan, tăng trưởng của Việt Nam được CIEM dự báo ở mức 5,9%, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với chỉ tiêu Quốc hội giao.

Bình luận về các dự báo này, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận định, thông thường các tổ chức thường đưa ra 3 kịch bản với giả định xấu, bình thường và lạc quan. Do đó, CIEM nên xây dựng thêm kịch bản xấu hơn với giả định việc kiểm soát dịch bệnh sẽ kéo dài hơn so với 2 kịch bản được đưa ra. Điều này nhằm dự phòng phương án “phòng thủ” tốt nhất, tránh lúng túng trong chuẩn bị và tập hợp lực lượng như trường hợp của TP. Hồ Chí Minh thời gian qua.

Ông Thành cũng cho rằng, triển vọng kinh tế từ giờ đến cuối năm của Việt Nam vẫn sẽ gắn chặt với xu hướng của thế giới; trong đó, nền kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với 3 thách thức lớn. Thứ nhất là thách thức về việc khan hiếm nguồn cung, cạnh tranh với các yếu tố đầu vào, sẽ đẩy giá cả hàng hoá leo thang. 

Thách thức thứ hai liên quan đến việc một số quốc gia tạm dừng chính sách nới lỏng tiền tệ trong bối cảnh lạm phát vọt lên mức đỉnh trong nhiều năm trở lại đây. Và thách thức thứ ba là nguy cơ năng lực logistics không còn đảm bảo như trước đại dịch Covid-19, chi phí thuê container rỗng tăng chóng mặt trong suốt thời gian qua.

Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cũng đã xây dựng hai kịch bản tăng trưởng cho 6 tháng cuối năm để thực hiện mục tiêu tăng trưởng đã được Quốc hội và Chính phủ giao:

Kịch bản 1: Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6%, quý III cần đạt mức tăng trưởng là 6,2% (thấp hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,5 điểm phần trăm), quý IV tăng 6,5% (thấp hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,2 điểm phần trăm).

Kịch bản 2: Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%, quý III phải đạt mức tăng trưởng là 7% (cao hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,3 điểm phần trăm) và quý IV tăng 7,5% (cao hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,8 điểm phần trăm).

Thái Quỳnh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên