Chuyên gia: Hơn 1/3 doanh nghiệp Mỹ có thể sắp ‘gặp biến’, nới lỏng chính sách cũng khó thay đổi cục diện
Chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed dự kiến sẽ khiến hơn 1/3 doanh nghiệp Mỹ bị “phủ bóng đen” trong vài tháng tới.
- 29-06-2023Xuất hiện ‘chìa khóa’ dự kiến tái lập vị thế toàn cầu: Mỹ đang dẫn đầu, Trung Quốc nhanh chóng ‘lôi kéo’ toàn bộ tinh anh, quyết tâm dồn toàn lực để cạnh tranh
- 28-06-2023Trung Quốc bắt đầu chế tạo ‘chiến thần phá băng’, sẵn sàng cạnh tranh với Mỹ và Nga trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Bắc Cực
- 27-06-2023'Cú sốc' của thị trường bất động sản hàng đầu thế giới: Chấp nhận giá thấp hơn cả năm 2006-2007 ‘may ra’ mới bán được nhà
Nhà báo tài chính Phil Rosen cho biết có một báo cáo gần đây được viết bởi các nhà kinh tế học của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã khiến anh cảm thấy không mấy lạc quan về triển vọng kinh tế trong thời gian tới.
Được biết, báo cáo này cảnh báo rằng: số doanh nghiệp Mỹ gặp khó khăn nghiêm trọng tăng mạnh chưa từng thấy từ trước đến nay có thể làm “trầm trọng” thêm những tác động từ cuộc chiến chống lạm phát của Fed.
Rõ ràng, chi phí vay cao có thể khiến một lượng lớn các doanh nghiệp sụp đổ. Ander Perez-Orive và Yannick Timmer - hai chuyên gia kinh tế cấp cao tại Fed viết: “Tỷ lệ các công ty phi tài chính gặp khó khăn ở thời điểm hiện tại cao hơn so với hầu hết các giai đoạn thắt chặt trước đó (kể từ những năm 1970)”.
10 lần tăng lãi suất liên tiếp của Fed đã cản trở việc đầu tư kinh doanh, việc làm và hoạt động kinh tế nói chung. Hiện tại, các nhà kinh tế cho biết, nhiều công ty “nợ nần chồng chất” sẽ tránh chi tiêu vào các khoản như phát triển cơ sở hạ tầng, tuyển dụng hay mở rộng sản xuất.
Theo Business Insider, toàn bộ mức độ thiệt hại vẫn còn phải xem xét. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các nhà kinh tế tại ngân hàng trung ương ước tính có khoảng 37% doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Nghĩa là hơn 1/3 số công ty ở Mỹ có nguy cơ vỡ nợ trong những tháng tới do chính sách thắt chặt tiền tệ.
Các chuyên gia cũng đưa ra giả thuyết rằng khi chính sách bị thắt chặt, khả năng tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài của các “công ty khó khăn” sẽ kém hơn so với các công ty khỏe mạnh. Nhưng sau khi được nới lỏng, các điều kiện tài chính mới có thể vẫn sẽ không đủ để các công ty khó khăn “thay đổi cục diện”.
Về cơ bản, họ đang dự đoán rằng các công ty chịu tác động và gặp tình cảnh không mấy khả quan trong thời kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ cũng sẽ chẳng “suôn sẻ” hơn khi chính sách được nới lỏng.
Tham khảo BI
Nhịp sống thị trường