Chuyên gia: Kéo dài thời gian điều trị kháng virus giúp tránh "tái dương tính"
Cần kéo dài thời gian điều trị kháng virus cho bệnh nhân Covid-19 sau khi đã xét nghiệm âm tính để tránh trường hợp "tái dương tính".
- 04-05-2020The Guardian: Kiểm soát chặt chẽ sự lây lan, Việt Nam có tỷ lệ xét nghiệm cho mỗi ca dương tính Covid-19 mới cao nhất thế giới
- 02-05-2020Nghiên cứu của Trung Quốc giúp phần nào giải mã ca "tái dương tính"
- 25-04-2020Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải nguyên nhân về các "tái dương tính" ở Việt Nam
Trong một cuộc trao đổi với báo chí Trung Quốc mới đây, bà Lý Lan Quyên, thành viên Nhóm chuyên gia cao cấp của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc cho biết, sau thời gian điều trị kháng virus tại bệnh viện, người bệnh Covid-19 sẽ được cho là khỏi bệnh sau 2 lần xét nghiệm axit nucleic phết mũi họng cách nhau 24h cho kết quả âm tính.
Bà Lý Lan Quyên trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí Trung Quốc. Ảnh: Nhân dân Nhật báo
Tuy nhiên, là chuyên gia từng được cử đến Vũ Hán để điều trị cho các ca bệnh nặng ở đây, bà cho rằng, sau khi bệnh nhân đã được xác định âm tính, cần tiếp tục điều trị kháng virus ít nhất 1 tuần trở lên.
Nếu dừng điều trị sớm, trong cơ thể người bệnh có thể vẫn còn tồn dư virus, khi dừng thuốc xét nghiệm có thể sẽ dương tính trở lại. Do vậy, điều trị kháng virus tốt nhất nên kéo dài thời gian hơn.
Cũng theo chuyên gia này, nếu bệnh nhân Covid-19 ra viện được 1 tháng và xét nghiệm lại cho kết quả âm tính, thông thường người bệnh sẽ không còn khả năng lây lan nữa. Nếu điều kiện cho phép, có thể tiến hành xét nghiệm kháng thể huyết thanh IgG và IgM.
Khi chỉ số IgM dương tính, tức là hiện vẫn nhiễm virus, cần tiếp tục điều trị. Nếu chỉ số IgG dương tính, điều đó đồng nghĩa với việc bệnh nhân đã hồi phục và có khả năng miễn dịch với virus./.
VOV