Chuyên gia khuyến nghị quản lý nợ công hiệu quả
Nợ công của Việt Nam giai đoạn 2017-2021 đang giảm mạnh từ mức 61,4% GDP xuống còn 43,1% GDP. Ảnh minh họa: TTXVN
Cần hoàn thiện công cụ quản lý nợ, cơ chế kiểm soát rủi ro đảm bảo dư địa tài khóa và chính sách để phấn đấu mục tiêu đã được đề ra.
- 03-09-2022Các vùng kinh tế thu hút bao nhiêu FDI 8 tháng đầu năm 2022?
- 01-09-2022Top 10 địa phương có vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước cao nhất 8 tháng đầu năm 2022
- 30-08-2022Một địa phương tăng 48 bậc trong 10 năm, vươn lên vị trí á quân trên bảng xếp hạng năng lực điều hành kinh tế
Theo bản tin nợ công được Bộ Tài chính công bố, nợ công của Việt Nam giai đoạn 2017-2021 đang giảm mạnh từ mức 61,4% GDP xuống còn 43,1% GDP. Cùng với đó nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương cũng giảm dần.
Theo các chuyên gia, công tác quản lý nợ công về cơ bản đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, để quản lý toàn diện và hiệu quả, cần hoàn thiện công cụ quản lý nợ, cơ chế kiểm soát rủi ro, đảm bảo dư địa tài khóa và chính sách để phấn đấu mục tiêu đã được đề ra.
Theo bản tin nợ công được Bộ Tài chính công bố, giai đoạn 2017 - 2021, các chỉ tiêu an toàn nợ được kiểm soát chặt chẽ, giảm dần qua các năm, nằm trong giới hạn trần được Quốc hội phê chuẩn cho từng giai đoạn và có xu hướng giảm dần, góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và bồi đắp dư địa chính sách tài khóa.
VOV