MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia kiến nghị làm rõ 'chi phí đầu vào' của giá điện

Liên quan đến phương án tăng giá điện 8,36% vào cuối tháng 3 của Bộ Công Thương, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, trước hết, cần làm rõ đã đến lúc tăng giá điện chưa.

  • Việc độc quyền cho SJC làm thương hiệu vàng quốc gia dẫn đến thiếu sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vàng miếng. Cụ thể, người dân phải bán vàng miếng các thương hiệu vàng khác mà họ đã mua nắm giữ từ bao lâu với giá rẻ hơn vàng SJC, mặc dù chất lượng như nhau
  • “Việc đầu tư tài chính hiện nay càng phải thận trọng hơn bao giờ hết. Nhà đầu tư chưa am hiểu chứng khoán, còn trái phiếu doanh nghiệp chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, bất động sản đóng băng; nếu lựa chọn an toàn, nhà đầu tư có thể chọn gửi tiết kiệm ngân hàng

Bởi lẽ, theo ông, điện là một ngành độc quyền, một mình Bộ Công thương không được tự ý quyết định giá mà phải do nhà nước quyết.

“Cần phải xem chi phí, giá thành đầu vào có tăng hay không? Chẳng hạn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kêu do phải bù lỗ, ảnh hưởng chênh lệch tỷ giá điện năng hiện đã lên tới 10.000 tỷ đồng. Các số liệu này liệu đã chuẩn xác chưa, ai thẩm tra, có hợp lý không? Không thể lấy lý do chi phí đầu vào tăng do đưa các đoàn đi tham quan, khảo sát nước ngoài; năng suất lao động thấp do nhiều người phải đi leo trèo cột công tơ, thu tiền điện; hao hụt điện năng của ông quá lớn so với tiêu chuẩn quốc tế... Yếu tố nào hợp lý mới được chấp nhận”, ông Long phân tích.

Thực tế, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng tới 0,8% so với tháng trước. Mặc dù Tổng cục Thống kê phân tích: Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, mức tăng của CPI tháng 2 cao nhất kể từ tháng 9/2017 đến nay và là mức tăng cao nhất của CPI tháng 2 kể từ năm 2014 đến nay. Điều này làm "sống dậy" lo ngại về áp lực lạm phát năm 2019.

Theo Tuấn Nguyễn

Tiền phong

Trở lên trên