MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia phân tích mối nguy hiểm khi bật điều hòa ngủ trong ô tô

04-06-2023 - 14:03 PM | Thị trường

Bật điều hòa ngủ trong ô tô là thói quen của một số chủ sở hữu. Điều này khiến người trong xe có khả năng bị hôn mê, dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng.

Với những tiện nghi bao gồm máy lạnh, không gian kín, nhiều chủ sở hữu phương tiện coi ô tô như một "căn lều di động". Khi thời tiết nắng nóng diện rộng, kết hợp tình trạng mất điện, họ sử dụng xe hơi để thay thế phòng ngủ. Tuy nhiên, nếu nổ máy, đóng kín cửa, ở trong ô tô quá lâu, chúng ta có thể gặp nguy hiểm bởi tình trạng thiếu khí Oxy.

Chuyên gia phân tích mối nguy hiểm khi bật điều hòa ngủ trong ô tô - Ảnh 1.

Ngủ trong ô tô có thể dẫn tới nguy cơ ngạt thở.

Về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, tạp chí Whatcarvn giải thích: "Ô tô phát thải ra nhiều khí carbon và khói bụi. Do đó, khi xe hơi đang đỗ với tình trạng nổ máy, đóng kín cửa, các khí thải có thể lọt vào bên trong, vì ô tô không kín hoàn toàn. Trong khi đó, khoang cabin chỉ sở hữu không gian hẹp. Điều này sẽ khiến người ngủ trong ô tô với thời gian dài có thể bị hôn mê, dẫn tới tử vong bởi thiếu dưỡng khí".

Đồng thời, anh Thắng cũng cho biết khi ngủ nhưng xe di chuyển, khả năng trên sẽ ít xảy ra hơn. Do trong quá trình lăn bánh, môi trường của ô tô thay đổi liên tục, tránh tình trạng khí thải bị tích tụ.

Biện pháp an toàn trong trường hợp ngủ trong ô tô

Vào mùa hè, nhiệt độ cao khiến khoang cabin tăng nhiệt độ trong thời gian ngắn. Do đó, khi ngủ hầu như mọi tài xế đều chọn bật điều hòa. Ở tình huống này, chúng ta cần đỗ xe ở nơi thông thoáng, có gió nhẹ để tránh việc khí thải tích tụ dày đặc xung quanh phương tiện. Cùng với đó, khi nhiệt độ thời tiết trở lạnh như ở miền bắc Việt Nam, tài xế nếu muốn chợp mắt, có thể tắt điều hòa và mở hé cửa sổ.

Chuyên gia phân tích mối nguy hiểm khi bật điều hòa ngủ trong ô tô - Ảnh 2.

Dù bật điều hòa, tài xế vẫn cần mở hé cửa sổ.

Người điều khiển xe hơi cần chú ý hai nguyên tắc bao gồm mở hé cửa kính và đặt báo thức trong khoảng 15 phút. Đồng thời, cần chốt tất cả cửa xe nhằm tránh kẻ gian đột nhập.

Đặc biệt, ngủ trên xe chỉ nên là biện pháp bất đắc dĩ. Không nên thay thế xe hơi một phòng ngủ ở nhà, nhằm giảm thiểu tâm lý chủ quan.

Theo Trần Đình

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên