Chuyên gia tài chính nhấn mạnh 4 quan niệm sai lầm về tiền bạc khiến bạn mãi vẫn chưa giàu
Những tư duy cố định này rất phổ biến, khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính cá nhân để làm giàu.
- 10-12-2022Ngôi trường song ngữ cho học sinh gọi vốn đầu tư ngay tại lớp học: Hoạt động ngoại khóa mà kịch tính không kém gameshow truyền hình!
- 08-12-2022“Cá mập” Kevin O'Leary và triệu phú tự thân Mỹ khuyên bạn: Có tiền cũng đừng mua xe hơi, chẳng cần thiết đến thế!
- 07-12-2022Người nông dân từng gây sốt vì 'giống Tổng thống Nga Putin đến 80%', bỏ túi 50 triệu đồng mỗi lần xuất hiện và câu chuyện được người phụ nữ giàu có theo đuổi ít ai biết
- 06-12-2022Tự thấy cuộc sống quá bình yên, chàng trai bán nhà, bỏ việc, cầm hơn 1 tỷ đồng mua thuyền đi chu du thế giới nhưng phải trở về vì một lý do ít ai ngờ
- 05-12-2022Từ cậu bé ăn xin đến Chủ tịch tập đoàn, xây cho cả làng hơn 400 biệt thự: Hào phóng với người khác nhưng ‘keo kiệt’ với chính mình, điện thoại dùng đến sờn cả nút bấm
1.Tất cả các khoản nợ đều xấu
Bạn đang vay tiền để làm gì? Khoản vay sinh viên, vay để bắt đầu kinh doanh, thế chấp nhà hay mua xe để giúp bạn trong công việc đều có thể là khoản đầu tư cho tương lai của bạn. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn vay để ăn những bữa tối đắt đỏ trong nhà hàng sang trọng, một bộ quần áo mới hợp mốt hay để mua chiếc điện thoại mới nhất trên thị trường.
Cân nhắc mục đích và giá trị của khoản vay đem lại trước khi vay. Ảnh: ST
Các chuyên gia tài chính đều đồng ý rằng các khoản vay giáo dục là “nợ tốt”. Theo Viện Chính sách kinh tế Mỹ, những người tốt nghiệp đại học kiếm được trung bình nhiều hơn 56% so với những người tốt nghiệp trung học vào năm 2015.
Nếu bạn coi lãi suất là chi phí của tiền bạc theo thời gian thì việc đánh giá giá trị của các hình thức vay mượn khác nhau sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bằng đại học giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn trong suốt 40 năm sự nghiệp của mình nhưng liệu chiếc áo đắt tiền có thể làm tăng giá trị của bạn không? Hãy cân nhắc về điều đó trước khi đưa ra quyết định vay.
2. Các chương trình giảm giá là cách tiết kiệm tuyệt vời
Luôn có những người trong chúng ta sở hữu hàng loạt voucher giảm giá, những ứng dụng mua hàng thì chất đầy đồ muốn mua. Bạn có đang dành quá nhiều thời gian giá trị của mình chỉ để 'săn' những mã giảm giá, liên tục so sánh các chương trình khuyến mãi? Liệu những sản phẩm đang giảm giá có là những vật dụng cần thiết?
Ngay cả khi có mã giảm giá, một số sản phẩm vẫn đắt hơn khi bạn mua ở những nơi không chạy quảng cáo quá rầm rộ, dù chúng có cùng mẫu mã, thương hiệu. Vậy nên cách tiết kiệm hiệu quả nhất không phải dành hàng giờ để tìm các mã giảm giá và mua những sản phẩm khuyến mãi, mà là chọn lọc những thứ bạn thực sự cần.
3. Đầu tư chỉ dành cho những người giàu có và có kinh nghiệm
Bạn có tin rằng mình cần bằng cấp về kinh doanh để kiếm tiền từ cổ phiếu không? Trên thực tế, các chuyên gia tài chính đều sẽ nói với bạn rằng đầu tư một phần tiền tiết kiệm của bạn vào thị trường chứng khoán là cách thông minh để tăng giá trị ròng của bạn.
Đầu tư là cách làm giàu hiệu quả nhưng vẫn nhiều người e dè. Ảnh: ST
Có hai lựa chọn cho những người mới đầu tư. Một là đầu tư dài hạn, ngay cả khi thị trường biến động hoặc thị trường đi xuống cũng sẽ ổn định trở và lợi nhuận tăng trưởng đều đặn trong dài hạn. Vậy nên đừng hoảng sợ và bán tất cả cổ phần của bạn nếu Phố Wall có một ngày tồi tệ. Hai là đầu tư vào các quỹ chỉ số nắm giữ nhiều cổ phiếu hoặc trái phiếu khác nhau hoặc chỉ số vốn hóa nhỏ. Bên cạnh đó, hãy đọc những lời khuyên về tài chính cá nhân của các chuyên gia, điều bạn chưa từng được dạy nhưng thực sự cần biết.
4. Mọi người đều cần có ngân sách
Ngân sách hoạt động hiệu quả đối với một số người, nếu bạn đã có kỹ năng lập ngân sách.. Nhưng việc lập ngân sách có thể khó khăn nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, một cặp vợ chồng mới kết hôn, freelancer hoặc nhân viên bán hàng có thu nhập biến động hàng tháng.
Lập ngân sách mỗi tháng là công việc khó khăn với nhiều người. Ảnh: ST
Nhiều người trong chúng ta không phải là người thích bảng tính và giới hạn chi tiêu. Nếu đó là bạn, đừng dằn vặt bản thân. Triệu phú tự thân, tác giả nhiều cuốn sách tài chính bán chạy David Bach từng chia sẻ với Business Insider: “Mọi người sẽ cố gắng lập ngân sách và sau hai hoặc ba tháng, nhiều người dễ dàng bỏ cuộc. Giống như việc theo đuổi chế độ ăn kiêng hay lời hứa đến phòng tập thể dục mỗi ngày. Nếu cảm thấy bắt buộc phải tuân thủ ngân sách, bạn sẽ bực bội và ngừng thực hiện nó, rồi lại thấy mình thất bại”.
Vậy nên, thay vì làm theo cách lập ngân sách truyền thông, bạn có thể theo dõi chi tiêu và tiết kiệm thông qua các ứng dụng quản lý tự động. Miễn là bạn biết tiền của mình đang đi đâu và chi phí cố định mỗi tháng là bao nhiêu, bạn có thể phát hiện ra vấn đề tài chính mình đang gặp phải để điều chỉnh kịp thời.
Phụ nữ Việt Nam