Chuyên gia tâm lý chỉ ra 3 điều cản trở bạn thành công, không thể chạm đến đỉnh cao sự nghiệp: Từ bỏ ngay!
Đây là 3 rào cản tâm lý khiến bạn khó thành công.
- 14-01-2024Xuất hiện đám cưới lớn nhất đầu năm 2024 ở Vĩnh Phúc: Rạp cưới 5000m2, 4 tấn hoa tươi nhập khẩu trang trí
- 14-01-2024Cabin rộng 18m2 được cải tạo lại thành không gian đẹp ấm áp, trở thành ước mơ của nhiều cô gái!
- 14-01-2024Nữ diễn viên xinh đẹp nổi tiếng từ 15 tuổi: Một ngày, tôi nhận được 1000 lá thư khắp cả nước
Lo lắng, khó khăn và thay đổi đều là một phần của cuộc sống, những điều này không cản bước thành công của bạn. Điều quan trọng, mang tính quyết định là cách chúng ta phản ứng với chúng.
Dựa trên 20 năm kinh nghiệm của mình, Luana Marques - tiến sĩ, phó giáo sư tâm thần học tại Trường Y Harvard Luana Marques đã chỉ ra 3 vấn đề tâm lý cản trở chúng ta đạt được thành công. Bà cũng là người sáng lập và giám đốc Community Psychiatry Pride thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, cựu chủ tịch của Tổ chức lo âu và Hiệp hội trầm cảm Mỹ.
Theo bà Luana Marques, để có một cuộc sống trọn vẹn, chúng ta phải học cách đối mặt trực tiếp với những thách thức, nỗi sợ hãi và giải quyết 3 rào cản này:
1. Tâm lý rút lui
Nếu bạn đối mặt với một con sư tử, bản năng đầu tiên của bạn có thể là bỏ chạy. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, việc rút lui lại diễn ra một cách âm thầm hơn. Bạn thường tìm cách thoát khỏi sự lo lắng bằng cách uống một ly rượu vang để thư giãn, xin nghỉ làm vì ốm khi một dự án hoặc bài thuyết trình lớn đến hạn hoặc bỏ qua một cơ hội liên quan đến việc diễn thuyết trước đám đông.
Thay vào đó, nhiều khi chúng ta cần hợp lý hóa hành vi rút lui của mình. Ví dụ,bạn có thể nói rằng: "Tôi không sợ độ cao, tôi chỉ không thích chơi tàu lượn siêu tốc" hoặc "Sẽ không có ai để ý xem tôi có tham gia hay không".
Để thay đổi suy nghĩ của bạn, hãy xác định một suy nghĩ hoặc nỗi sợ hãi, sau đó tự hỏi bản thân: “Mình có dữ kiện gì để chứng minh điều này?” hoặc “Người bạn thân nhất của mình sẽ nói gì trong tình huống này?”. Điều này có thể ngăn bạn có tâm lý rút lui trước mỗi khó khăn.
2. Phản ứng thái quá trước vấn đề
Điều này thể hiện qua các hành động như bạn gửi đi một loạt tin nhắn để khẳng định ý kiến của mình, hét lên để bày tỏ quan điểm.
Thay vì làm vậy, bạn nên: Bước đầu tiên là tạm dừng, sau đó chấp nhận cảm xúc của bản thân mình thay vì cố gắng loại bỏ nó. Bạn có thể hít thở sâu và gọi tên những cảm giác trong cơ thể bạn. Vấn đề có thể vẫn còn đó, nhưng bạn sẽ có một cái đầu sáng suốt hơn để giải quyết nó.
3. Né tránh vấn đề
Trong các tình huống không thoải mái, một mối quan hệ độc hại hay một công việc khiến tinh thần và thể chất trở nên kiệt quệ, chúng ta tự nhủ rằng tình hình hiện tại không “tệ đến thế” hay “mọi chuyện sẽ ổn thôi”. Thông thường, chúng ta vẫn đang trốn tránh vấn đề, không làm gì để thay đổi tình hình.
Thay vì làm vậy, bạn nên: Xác định điều gì thực sự quan trọng với bạn và thực hiện một bước nhỏ mỗi ngày để đi theo hướng đó. Nếu bạn coi trọng gia đình, hãy sắp xếp thời gian để kết nối với những người thân yêu mỗi ngày. Nếu bạn có một giấc mơ sáng tạo, hãy dành một phần nhỏ thời gian biểu của mình để dành cho nó. Thậm chí năm phút trước khi bắt đầu làm việc cũng có thể tạo nên sự khác biệt và là chất xúc tác cho sự phát triển và thành công lâu dài.
Theo: CNBC
Đời sống Pháp luật