MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia tâm lý: Nếu bạn rửa tay hoặc kiểm tra khóa cửa liên tục, rất có thể đã mắc một căn bệnh tâm thần!

16-05-2023 - 13:58 PM | Sống

Số lượng người mắc căn bệnh kỳ lạ này ngày càng gia tăng.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một bệnh tâm thần, trong đó người bệnh thể hiện những hành vi kỳ lạ. Chẳng hạn như rửa tay liên tục, thường xác nhận xem cửa có bị khoá không?,…

Những hành vi này sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, năng lượng và ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc của họ.

Đồng thời, rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể mang đến nhiều cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, nội tâm bất an khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

Trong cuộc sống, chúng ta thấy nhiều người hay thậm chí chính bản thân chúng ta cũng có thói quen như vậy. Mặc dù bạn đã khoá cửa nhưng bạn luôn kiểm tra lại xem mình đã khoá hay chưa. Khi bạn rời khỏi nhà, bạn luôn cảm thấy không yên tâm và cần xác nhận lại các biện pháp an toàn đã được thực hiện đúng hay chưa.

Khi đi du lịch, bạn sẽ kiểm tra đi kiểm tra lại các vật dụng trong va li vì sợ nếu quên thứ gì sẽ gây rắc rối, bất tiện trong suốt hành trình.

Trên thực tế, nhiều người biết hành vi của mình là vô nghĩa, vô thức khoá cửa hoặc mang theo nhiều đồ đạc nhưng họ vẫn vô tình thực hiện.

Các nhà tâm lý học cho biết, nếu bạn liên tục kiểm tra khoá cửa trước khi ra ngoài, điều đó thể hiện bạn đang gặp vấn đề về tâm thần.

Chuyên gia tâm lý: Nếu kiểm tra khoá cửa liên tục trước khi ra ngoài, rất có thể bạn đã mắc một căn bệnh tâm thần! - Ảnh 1.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một rối loạn tâm thần. Khi đó, người bệnh thường thực hiện một số hành vi hoặc suy nghĩ về ý tưởng nào đó lặp đi lặp lại hoặc quá mức nhằm giải toả lo lắng, hồi hộp bên trong.

Đó có thể là việc rửa tay nhiều lần, tắm nhiều trong ngày, lau chùi đồ vật quá mức,… để loại bỏ bụi bẩn, vi trùng trong trí tưởng tượng. Hoặc bạn có xu hướng kiểm tra kỹ xem mọi thứ đã được thực hiện đúng chưa.

Để xác định tính chính xác của một con số, bệnh nhân sẽ thực hiện các phép tính nhẩm đi nhẩm lại, chẳng hạn như sắp xếp các con số theo quy tắc nhất định.

Một tình huống nghiêm trọng khác là người bệnh sẽ có những suy nghĩ phi lý, hoang tưởng, dẫn đến trong lòng vô cùng lo lắng, sợ hại. Những người mắc chứng OCD trải qua cả hành vi cưỡng chế và chống lại hành vi cưỡng chế.

Họ có thể biết rằng hành vi của họ là phi lý, vô nghĩa nhưng rất khó kiểm soát hành vi. Sự mâu thuẫn này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến công việc hàng ngày và giao tiếp xã hội của bệnh nhân.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế đã tăng lên hàng năm. Khoảng 1-2% số người trên thế giới mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế suốt đời.

Ngoài ra, theo một số dữ liệu, hầu hết các rối loạn ám ảnh cưỡng chế xảy ra trước 25 tuổi. Xu hướng này có thể liên quan đến các yếu tố phát triển ngày càng nhanh của xã hội hiện đại và áp lực gia tăng.

Khi con người dồn nén thời gian nhàn rỗi ngày này qua ngày khác, không còn thời gian để nghỉ ngơi thì trong họ sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường.

Chuyên gia tâm lý: Nếu kiểm tra khoá cửa liên tục trước khi ra ngoài, rất có thể bạn đã mắc một căn bệnh tâm thần! - Ảnh 2.

Một số triệu chứng của OCD

Những người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế trải qua suy nghĩ, hình ảnh hoặc xung động lặp đi lặp lại, có tính xâm nhập không mong muốn. Nam giới và phụ nữ phát triển rối loạn ám ảnh cưỡng chế với tỷ lệ tương đương.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên nhưng cũng có thể xuất hiện ở tuổi trưởng thành hoặc thời thơ ấu. Sự khởi phát của bệnh thường từ từ nhưng trong một số trường hợp, nó có thể bắt đầu một cách đột ngột. 

Các triệu chứng dao động về mức độ nghiêm trọng theo thời gian và sự biến động này có thể liên quan đến sự xuất hiện của những căng thẳng kéo dài. Bởi vì các triệu chứng thường xấu đi theo tuổi tác. Mọi người khó nhớ thời điểm mà nó bắt đầu nhưng đôi khi, họ có thể nhớ lại lần đầu tiên họ nhận thấy các triệu chứng đang làm gián đoạn cuộc sống của họ. Các triệu chứng điển hình của rối loạn ám ảnh cưỡng chế bao gồm:

- Nghi ngờ không có lý do hoặc khó chịu.

- Suy nghĩ về tác hại, ô nhiễm, tình dục, chủ đề tôn giáo hoặc sức khỏe.

- Các thói quen như tắm rửa sạch sẽ quá mức, kiểm tra, cầu nguyện, lặp lại các hoạt động thường ngày.

- Những suy nghĩ tiêu cực. 

Chuyên gia tâm lý: Nếu kiểm tra khoá cửa liên tục trước khi ra ngoài, rất có thể bạn đã mắc một căn bệnh tâm thần! - Ảnh 3.

Có 3 giai đoạn trong quá trình phát triển chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Giai đoạn lo lắng tích luỹ, giai đoạn suy nghĩ xâm nhập, giai đoạn chuyên sâu.

Khi con người gặp phải một số điểm kích hoạt trong cuộc sống, họ sẽ khơi dậy sự lo lắng bên trong. Điểm khởi đầu này có thể đến từ những trải nghiệm trong quá khứ, chẳng hạn như không khóa cửa, không rửa tay và ăn uống, bị cha mẹ khiển trách,...

Ở giai đoạn này, khi trải nghiệm và tích lũy lo lắng đạt đến một mức độ nhất định, con người sẽ cố gắng loại bỏ sự lo lắng thông qua một số hành vi hoặc nghi thức nhất định.

Những hành vi này thường không liên quan trực tiếp đến xuất phát điểm ban đầu, nhưng chúng được cho là có thể giải quyết vấn đề lo âu. Tuy nhiên, điều này không phải là cách chữa trị chứng lo âu, mà sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng lo lắng, bồn chồn của người bệnh.

Mặc dù những suy nghĩ và khái niệm trong não của bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng chế không có cơ sở thực tế, nhưng chúng sẽ tiếp tục xâm chiếm ý thức của bệnh nhân. Điều này khiến bệnh nhân đau khổ và đau đớn hơn.

Những người mắc chứng OCD cảm thấy họ không thể kiểm soát suy nghĩ của mình. Xét cho cùng, một số lo lắng dường như tự nhiên sinh ra. Bạn không thể tìm ra cơ sở hay nguồn gốc, nhưng để giảm bớt lo lắng, bạn chỉ có thể làm điều gì đó lặp đi lặp lại.

Chuyên gia tâm lý: Nếu kiểm tra khoá cửa liên tục trước khi ra ngoài, rất có thể bạn đã mắc một căn bệnh tâm thần! - Ảnh 4.

Về điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Liệu pháp hành vi nhận thức hiện là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho OCD.

Theo cách tiếp cận này, nhà trị liệu thiết lập mối quan hệ hợp tác, tích cực với bệnh nhân, giúp họ xác định và thay đổi các kiểu suy nghĩ dẫn đến lo lắng và hành vi cưỡng chế.

Điều quan trọng là để bệnh nhân trực tiếp đối mặt hoặc kích hoạt suy nghĩ và đối tượng của các hành vi cưỡng chế trong họ. Đồng thời giảm dần nỗi sợ hãi và lo lắng của họ về các tình huống hoặc đối tượng này bằng cách tránh các hành vi cưỡng chế càng nhiều càng tốt.

Thuốc cũng là một biện pháp hỗ trợ trong điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần và thuốc chống lo âu.

Nói chung, nếu bên bạn hoặc bản thân bạn đã mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thì bạn phải tiến hành liệu pháp tâm lý và điều trị bằng thuốc dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế không phải là không thể chữa khỏi, mấu chốt là cần phối hợp điều trị để có thể dần dần trở lại trạng thái khỏe mạnh.

Theo Ứng Hà Chi

Thể thao & văn hóa

Trở lên trên