Chuyên gia tâm lý tiết lộ bí mật đen tối của giới siêu giàu: Khóc trên đống tiền là có thật và lý do vô cùng nghiệt ngã
Nhà trị liệu tâm lý Clay Cockrell đã tiết lộ về những mảng tối trong đời sống của những người siêu giàu và cũng là khách hàng đã tìm đến ông.
- 24-05-2023Chiếc Patek Philippe này vừa được trao tay với giá 6,2 triệu USD: Giá trị nhất nằm ở người chủ cũ
- 24-05-2023Điểm danh những ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ 2024
- 24-05-2023Meta tiếp tục sa thải, 5.000 nhân viên các bộ phận nín thở đợi tin dữ
Tôi làm việc với tư cách là một nhà trị liệu tâm lý cho những cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao. Thực ra, việc tôi trị liệu cho các tỷ phú là một điều tình cờ.
Tôi đã trị liệu cho một khách hàng rất giàu có và cứ thế, người này đã giới thiệu tên tôi cho những người quen của mình. Họ được gọi là nhóm 1% chính là vì số lượng những người như thế không nhiều và bởi vậy, vòng kết nối của họ rất chặt chẽ.
Trong những năm qua, tôi ngày càng có nhiều sự đồng cảm hơn đối với những người đang có quá nhiều thứ trong tay. Bạn có thể hỏi rằng là một tỷ phú thì có điều gì mà phiền muộn. Chà, cuộc sống sẽ thế nào nếu bạn không thể tin tưởng những người thân của mình?
Sẽ ra sao khi bạn thấy có người mới bước vào cuộc đời mình và cảm thấy nghi ngờ họ? Tôi luôn nghe khách hàng nói với mình rằng họ thường nghĩ: “Họ muốn gì ở tôi? Họ định thao túng tôi phải không?” hoặc “Những kẻ đó làm bạn với tôi chỉ vì tiền của tôi thôi.”
Rồi những người giàu có ấy cảm thấy không còn mục đích sống, chứng trầm cảm xuất hiện khi một người nghĩ mình không còn lý do gì để ra khỏi giường. Tại sao phải bận tâm đi làm công việc kinh doanh mình đã xây dựng hoặc thừa kế trong khi chúng vẫn tự vận hành được mà không có mình?
Nếu bạn đã có tất cả những thứ nhu yếu phẩm và đủ của cải vật chất cho phần đời còn lại, bạn có thể sẽ chật vật khi cảm thấy cuộc đời không còn ý nghĩa hay tham vọng. Khách hàng của tôi thường thấy nhàm chán và luôn tìm cách để lấp đầy khoảng trống trong lòng.
Hầu hết những người tôi gặp đều sẵn sàng nói về đời sống tình dục hoặc các vấn đề lạm dụng chất gây nghiện hơn là về những tài khoản ngân hàng của họ. Có quan niệm cho rằng tiền có thể giúp bạn và những người thân thiết miễn dịch với các vấn đề về sức khoẻ tinh thần. Nhưng tôi tin rằng sự giàu có còn khiến bạn và họ dễ mắc phải những vấn đề đó nhiều hơn.
Quá nhiều khách hàng của tôi muốn nuông chiều con cái để chúng lớn lên mà không bao giờ phải chịu đựng những gì họ từng phải trải qua. Nhưng kết quả lại là họ đã ngăn cản con mình trải nghiệm những điều có thể giúp chúng thành công như hy sinh, làm việc chăm chỉ, vượt qua thất bại và phát triển khả năng phục hồi sau khó khăn.
Một đứa trẻ được nuông chiều quá mức sẽ phát triển thành một người trưởng thành có quyền lực nhưng lại thiếu tự tin, lòng tự trọng thấp và không gan góc. Những đứa trẻ rất nhiều tiền này hiếm có dịp kết bạn với những người không giàu có. Điều này có thể dẫn đến cảm giác bị cô lập và bị mắc kẹt bên trong một “bong bóng”” rất nhỏ, cũng sẽ khiến bọn trẻ thiếu khả năng đồng cảm với người khác.
Việc thừa kế có thể khiến các trẻ em trong các gia đình giàu có ganh đua xem ai sẽ kế vị bố mình. Nhiều bậc cha mẹ nhà giàu thường không chuẩn bị cho con cái họ đối mặt với những thách thức trong việc quản lý tài sản của chính mình.
Nhiều lần, một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình khá giả nói chuyện với tôi: “Con với bố mẹ chưa bao giờ nói về tiền bạc. Con không biết mình có bao nhiêu tiền, cũng không biết mình phải làm gì với nó.”
Tham khảo The Guardian
Nhịp Sống Thị Trường