img
Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 1.
Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 2.

Bà Hiền là 1 trong gần 150 người cao tuổi đang sống ở viện dưỡng lão Diên Hồng, Hà Nội. Họ vào đây tự nguyện, mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Người có con cái thành đạt nhưng bận rộn và thiếu kinh nghiệm chăm sóc; người không muốn trở thành gánh nặng, không muốn phiền con cháu; người bệnh nặng cần chăm sóc đặc biệt…

Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 3.

Mỗi người một phận, một câu chuyện, một lý do khác nhau để gặp nhau trong viện dưỡng lão. Người chấp nhận kiểu "thôi đành lòng vậy, thôi cầm lòng vậy" có; người da diết nhớ nhà, nhớ con có; người tỉnh táo đếm từng ngày con cháu sang thăm có mà người lẫn nặng, ngày tháng chẳng còn phân biệt cũng có… nhưng ai cũng một mực: "Chúng nó lo lắng cho mình, sợ không có ai chăm mới gửi vào đây cho có bầu có bạn, nào phải ruồng bỏ chi đâu"...

Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 5.

Tìm đúng những mẩu giấy màu cắt sẵn để bỏ vào cốc, với trẻ con hay những người tỉnh táo, có lẽ đó là một trò chơi đơn giản. Nhưng với bà Tuyết, đó thực sự là một thách thức. Mấy năm nay, bà đã bị suy giảm trí nhớ, nhiều kỹ năng đơn giản bà cũng quên.

Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 6.

Từ ngày bị lẫn, bà cũng trở nên nhút nhát hơn. Như đứa trẻ con sợ bóng tối, bà sợ ở một mình, sợ bị mắng, sợ ai nói to, sợ cô đơn, lúc nào cũng líu ríu muốn có người bầu bạn. Ở với con thì tình cảm rồi, nhưng ai cũng bận đi làm, các cháu đi học, một mình bà ở nhà buồn hiu, thiếu vắng hơi người. Bởi thế, con gái bà quyết định gửi mẹ vào viện dưỡng lão để có người trò chuyện cùng, thay vì buồn bã trong mấy bức tường và tuổi già ngày một lãng quên.

"Người ta có thể nói 4 đứa con mà không trông nổi mẹ già lại đem đi viện dưỡng lão, nhưng cô không quan tâm miệng lưỡi thiên hạ. Ở với con cái mà ông bà không vui thì cũng không phải là báo hiếu, đó là ích kỷ chỉ nghĩ cho mình thôi, để mình không mang tiếng, để hàng xóm họ hàng không gièm pha. Báo hiếu, đó là tạo điều kiện cho cuộc sống của bố mẹ được vui, được chăm sóc khỏe mạnh.

Dù đưa vào viện dưỡng lão hay thuê giúp việc, đừng ai bỏ bố mẹ cho người khác chăm rồi cả năm không ngó ngàng đến, cứ chuyển tiền đầy tài khoản là xong. Bố mẹ không cần tiền đâu, cũng chẳng thèm thuồng gì của ngon vật lạ, mà món quà quan trọng nhất chúng ta có thể tặng, đó là sự quan tâm thật lòng đến bố mẹ, làm họ cảm thấy vui vì con vẫn yêu thương mình" - con gái bà Tuyết chia sẻ.

Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 8.
Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 9.

Ông Nghĩa, 90 tuổi, đã ở viện dưỡng lão này hơn 3 năm. Dáng người cao lớn, vạm vỡ, gương mặt vuông vức nam tính và cặp lông mày chữ nhất, giọng nói dầu run rẩy vì bệnh Parkinson vẫn vang vang "kể" rằng ông có một thời trai tráng ngang dọc. Mấy năm trước, con trai duy nhất của ông mất, con dâu và hai cháu nội định cư ở nước ngoài. Ít lâu sau, vợ ông bỏ thế giới này mà đi. Ông thuê người giúp việc chăm mình, sáng sáng vẫn tập đu xà, chơi cầu lông, tự đi chợ mua đồ ăn theo ý mình.

Nhưng cơn đột quỵ và Parkinson ập đến, làm ngã gục người đàn ông tráng kiện, trả lại cho ông chứng run tay, chân co quắp. Ông vào viện dưỡng lão sống, kiên trì tập luyện 4 tháng thì đi lại được.

Ông không nhớ nhà, vì nhà cũng chẳng còn ai để mà nhớ. Ông bảo, ở viện dưỡng lão cũng có lúc bực mình, vì sống tập thể phức tạp, mỗi người mỗi tính, nhưng cũng biết ơn vì mình còn nơi đây để nương dựa. Ông kể mãi chuyện mình vừa xuất huyết dạ dày phải mổ, nằm viện mất 2 tuần "hôm ấy mà không có người ở đây đưa đi chắc là toi".

Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 10.
Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 11.

Những câu chuyện của người già trong viện dưỡng lão không hẳn lúc nào cũng xoay quanh các vấn đề ăn uống, chăm sóc, con có thường xuyên đến thăm hay không, chuyện vui hay buồn… mà còn là một nhu cầu thẳm sâu trong họ: Được thấu hiểu. Không êm đềm như cuộc sống nhiều cụ già "trung lưu" ở viện dưỡng lão Diên Hồng, những điều dưỡng viên tại các trung tâm khác ở Hà Nội đã chia sẻ cho chúng tôi những câu chuyện khác, để lại trong lòng họ băn khoăn: Ai cũng tự tin rằng mình yêu cha mẹ, nhưng có thực sự hiểu về cha mẹ không?

Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 12.

Duyên, một nữ nhân viên có kinh nghiệm 8 năm gắn bó với việc chăm sóc người cao tuổi, hiện đang làm việc ở Hà Nội chia sẻ, với ngần ấy thời gian gắn bó với nghề, làm việc ở hai viện dưỡng lão, cô đã chứng kiến rất nhiều câu chuyện "kỳ lạ" của người già, mà lạ nhất có lẽ là chuyện tình yêu.

Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 13.

Thường thì, khi đến tuổi sắp nhắm mắt tắt hơi, người ta sẽ nghĩ nhiều đến việc tập tành thể dục, ăn ngủ đúng giờ, giữ cho sức khỏe ổn định hơn là phiêu lưu. Nhưng cũng có những cụ, cả sức lực, tâm hồn tuổi trung niên dành cả cho chuyện cơm áo gạo tiền, chăm con nuôi cháu; đến khi già lại thui thủi một mình giữa bốn bức tường nhà, bởi con cháu bận đi làm, đi học cả; rồi vào viện dưỡng lão, khát vọng yêu trong họ bỗng bừng lên, như ngọn đèn khi sắp cạn dầu bỗng rực sáng lần cuối.

Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 14.

Như Duyên kể, cô biết một cụ bà 70, xưa là giáo viên, chồng mất hơn 30 năm trước, khi bà vẫn còn nhan sắc. Một mình chèo chống sống vậy nuôi 3 con gái lớn khôn thành đạt, nhiều mối ướm hỏi rổ rá cạp lại nhưng bà chối hết. Đến khi vào viện dưỡng lão sống, bà "phải lòng" một cụ ông bằng tuổi, sống cùng tầng, ăn mặc lịch lãm, nói chuyện có duyên, mở lời ra là văn thơ lai láng, cũng đã góa vợ vài năm.

Tình yêu vốn là thứ không thể giấu nổi, dù người ta kín đáo đến đâu, nó vẫn tràn qua khóe mắt, nụ cười, qua những hành động nhỏ. Bà hay lại gần ông trò chuyện, ngồi chung bàn ăn cơm, "chiêu đãi" ông những thứ hoa quả, sữa bánh mà con mang vào biếu, thỉnh thoảng còn tỏ ý ghen khi thấy ông hỏi han các bà khác. Rồi ông cũng hiểu và đáp lại sự chăm chút ấy, và thế là họ yêu nhau như để khỏa lấp nỗi cô đơn trong viện dưỡng lão.

Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 15.

Tâm sự với ông bà, các điều dưỡng hiểu rằng đó không chỉ là sự cảm mến, đồng điệu tâm hồn, ông bà còn muốn dọn về ở chung một phòng với nhau, để tiện chăm sóc nhau, và cũng để có những va chạm riêng tư hơn sau cánh cửa phòng. Các điều dưỡng "mách" chuyện này với con ông bà, khi tình yêu của họ trở thành câu chuyện xì xào của những người cao tuổi khác, và nhiều người đến thăm nom khen "Ông bà tình tứ quá, suốt bao nhiêu năm vẫn giữ được tình cảm" vì tưởng rằng họ là vợ chồng. 

Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 16.

Cả hai đều sống ở phòng VIP xịn nhất viện dưỡng lão, nên kể cả khi có dọn về ở chung một phòng, chi phí cũng không thay đổi. Nhưng cả con ông và các con bà đều không cho phép chuyện ấy xảy ra. Họ phản ứng dữ dội trước chuyện bố mẹ mình đòi chung sống công khai với tình nhân ở ngay trong viện dưỡng lão.

Họ bảo già rồi mà không giữ đạo già, thật xấu hổ khi chỉ còn mấy hơi mà vẫn tơ tưởng tình ái, họ đồng lòng yêu cầu tách ông bà ra, "kèm" chặt để ông bà không có cơ hội gặp nhau. Họ dọa sẽ không vào thăm thường xuyên nữa, nếu ông bà không tự chấm dứt tình cảm… Sau vài tháng khóc lóc, nhớ nhung, buồn bã đến bỏ ăn, thiếu ngủ, ông bà cũng đành chia tay, và "an phận", chỉ có điều, họ lặng lẽ hơn trước.

Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 17.

Mai, một điều dưỡng ở viện dưỡng lão khác lại bảo, câu chuyện buồn nhất mà cô chứng kiến trong những năm tháng làm nghề này, là khi những khách hàng của mình đi đến hành trình cận tử. Người già nào cũng hiểu, khi mình đã thụ đủ lộc trời, cái chết là điều hiển nhiên sẽ đến, chỉ khác nhau là nó đến vào ngày nào, theo cách dữ dội hay êm ả mà thôi. 

Mai đã chứng kiến nhiều hơn một lần những khách hàng của mình trải qua những giây phút cuối đời ở viện dưỡng lão. Tay cô cũng hơn một lần tắm rửa, vệ sinh cho các cụ lần cuối, trước khi họ từ giã thế giới. 

Có người muốn được mất ở đó, vì suốt những năm cuối đời, họ đã gắn bó với viện dưỡng lão, với những người dưng không cùng máu mủ nhưng chăm sóc mình như bố mẹ thứ hai. Cũng có người muốn được về thăm nhà lần cuối, nhưng sức khỏe quá yếu, con cái sợ di chuyển sẽ thêm nguy hiểm, hoặc tìm cách thuyết phục các cụ ở yên, và bảo với Mai: "nhà chung cư không tiện tổ chức tang lễ".

Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 18.

Nơi Mai làm việc có một phòng mà các cô ngầm hiểu là căn phòng cận tử, chuyên để chăm sóc các cụ bệnh nặng phải dựa hoàn toàn vào các điều dưỡng và là nơi các cụ trút hơi thở cuối cùng. Cũng có khi người nhà đến kịp để nghe trăn trối, nắm tay cha mẹ mình lần chót, cũng có khi không… Giờ lâm chung của ai cũng buồn, nhưng những giây phút cuối, ngó quanh chỉ toàn các nhân viên viện dưỡng lão và các cụ cùng phòng, mà không có bóng các con của người sắp qua đời, như nặng thêm bởi những tiếng thở dài và giọt lệ cuối cố nén để không trôi ra...


Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 19.

Thời buổi hiện đại ai cũng bận rộn, quay cuồng với cơm áo gạo tiền, người ta cần sống chất lượng hơn, riêng tư hơn. Việc đưa cha mẹ già yếu vào viện dưỡng lão để vừa có người túc trực chăm nom, vừa có người bầu bạn giữa cuộc sống bộn bề đã trở thành một cứu cánh cho chuyện báo hiếu. Nhiều người già không muốn trở thành gánh nặng cho con, sợ cảnh làm "người thừa" trong căn nhà của con hoặc không còn sức để tự chăm sóc mình cũng tự nguyện xách va li vào viện dưỡng lão. 

Thế nhưng, đằng sau đó vẫn là nỗi niềm chất chứa của những bậc làm cha mẹ. Viện dưỡng lão tuy đủ đầy người trò chuyện, trái gió trở trời có người chăm sóc, cơm nước áo quần có người giặt cho, chuyên nghiệp và tận tâm, vậy mà vẫn thấy mênh mang trống trải. Những bữa cơm ngon lành đủ món, lượng dinh dưỡng đảm bảo đôi khi không sánh được với bữa cơm nấu vội có con cháu ngồi ăn chung. Sự nhẫn nại và thấu hiểu khi nghe mình tâm sự của những người dưng sao có thể thay thế một nụ cười, thậm chí là chút lơ đễnh, cau mày vì "có mỗi chuyện ngày xưa mà ông bà kể hoài" của ruột rà máu mủ.

Nhưng sau cùng, trong mọi câu chuyện của các cụ kể, vẫn chẳng gợn chút oán hờn giận dỗi nào mà chỉ thấy mênh mang thương nhớ hướng về con.

Cha mẹ cũng như những con tằm nhả tơ, đâu phải sinh con xong là đoạn được thiên chức. Cả cuộc đời dài đằng đẵng về sau cho đến khi nhắm mắt xuống tay, số kiếp của họ vẫn còn phải gắn chặt mãi với cuộc đời của con mình. Dù đã hết khả năng nhả tơ rồi, tằm kia vẫn còn nặng bụng, vẫn phải "nằm" mãi trong nong tơ, như mẹ cha dầu già yếu hay sắp giã từ thế gian, đâu thể cạn hết được yêu thương...

Chuyện lượm lặt ở Viện dưỡng lão: Tiền tôi không thiếu, thức ăn có thừa, nhưng mua sao được một bữa cơm đủ đầy con cháu? - Ảnh 21.


Phong Linh
Xuân Giang
Sễu
Bi
Theo Trí Thức Trẻ


Theo Phong Linh Ảnh: Xuân Giang Minh hoạ: Sễu Thiết kế: Bi

Trí thức trẻ

Trở lên trên