Chuyển nhầm hơn 300 triệu vào tài khoản ngân hàng đang bị phong tỏa, người nhận nói không thể trả lại: Đâm đơn kiện thì tòa bác bỏ vì 2 lý do
Để thu hồi số tiền chuyển khoản nhầm, ông Lý (Trung Quốc) đã đâm đơn kiện lên tòa án dân sự nhưng lại bị bác bỏ vì 2 lý do.
- 12-02-2025Một sàn giao dịch chứng khoán ngoại hối vừa bị triệt xóa, công an tạm dừng giao dịch đối với 20 căn hộ và Vila, tổng tài sản thu giữ hơn 200 tỷ đồng
- 12-02-2025Một công ty tài chính cảnh báo hành động này có thể khiến thẻ bị khóa tạm thời để theo dõi các giao dịch khả nghi
- 12-02-2025Công an Kiên Giang khởi tố đối tượng cho vay lấy lãi hơn 635%/năm
Theo hồ sơ vụ án, vào ngày 9/2/2024, ông Lý thực hiện hai giao dịch liên tiếp, lần đầu chuyển 60.000 nhân dân tệ, sau đó khoảng 20 phút tiếp tục chuyển 30.000 nhân dân tệ vào tài khoản của một công ty. Tổng số tiền ông chuyển nhầm là 90.000 nhân dân tệ (tương đương hơn 314 triệu đồng).
Đến ngày hôm sau, ông Lý kiểm tra lại tài khoản và phát hiện đã chuyển sai người nhận. Ngay lập tức, ông liên hệ với đại diện pháp luật của công ty – ông Hoa, để yêu cầu hoàn trả số tiền. Tuy nhiên, câu trả lời ông nhận được là "Không thể trả lại" vì công ty không biết gì về giao dịch này và tài khoản ngân hàng đã bị phong tỏa do liên quan đến một vụ án hình sự.
Trước đó, công ty này đã ký hợp đồng vay vốn với một bên trung gian tài chính và đã giao thiết bị bảo mật tài khoản ngân hàng điện tử (USB Token) cho bên trung gian này để thực hiện các thủ tục. Tuy nhiên, công ty sau đó phát hiện mình bị lừa đảo, và toàn bộ tài khoản đã bị ngân hàng phong tỏa để phục vụ công tác điều tra.
Điều này đồng nghĩa với việc, dù công ty có muốn trả tiền lại cho ông Lý thì cũng không thể thực hiện giao dịch, vì mọi khoản tiền trong tài khoản đều đã bị đóng băng theo yêu cầu của cơ quan công an.
Không chấp nhận mất số tiền lớn như vậy, ông Lý quyết định kiện công ty ra tòa với lý do "hưởng lợi ích không chính đáng" – tức là công ty đã nhận tiền một cách không có cơ sở pháp lý và phải có trách nhiệm hoàn trả.
Tuy nhiên, trong phiên xét xử, tòa án đã bác đơn kiện của ông Lý với hai lý do chính:
Thứ nhất, ông Lý không chứng minh được đây là một giao dịch nhầm lẫn. Ông Lý khai rằng số tiền này đáng lẽ phải được chuyển cho nhà cung cấp hàng hóa nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào để xác minh điều đó. Ông không cung cấp được hợp đồng mua bán, tin nhắn trao đổi, hay bất kỳ thông tin tài khoản chính xác nào của nhà cung cấp, khiến tòa không thể xác định việc chuyển nhầm là có thật hay không. Khi tòa hỏi, ông Lý chỉ nói rằng đã nhập số tài khoản và hệ thống tự động hiển thị tên công ty, rồi ông thực hiện giao dịch mà không kiểm tra lại kỹ lưỡng.
Thứ hai, do công ty này hiện đang liên quan đến một vụ án hỗ trợ tội phạm tài chính trên không gian mạng, nên toàn bộ tài khoản ngân hàng của họ đã bị ngân hàng phong tỏa theo lệnh của cơ quan điều tra. Điều này đồng nghĩa với việc, kể cả khi công ty muốn trả tiền cho ông Lý, họ cũng không thể thực hiện giao dịch.
Bên cạnh đó, theo luật Trung Quốc, nếu tài khoản của công ty bị phong tỏa vì liên quan đến một vụ án hình sự, thì số tiền bên trong có thể được xem là tang vật của vụ án. Trong trường hợp này, vấn đề sẽ do cơ quan công an điều tra và xử lý, chứ không thuộc thẩm quyền của tòa án dân sự.
Vì vậy, tòa án khuyên ông Lý nên trình báo cảnh sát thay vì tiếp tục kiện dân sự, bởi nếu tài khoản công ty thực sự liên quan đến lừa đảo, tiền của ông Lý cũng có thể là một phần trong chuỗi giao dịch bất hợp pháp.
Vụ việc này là một lời nhắc nhở rằng chuyển tiền nhầm không phải lúc nào cũng có thể đòi lại dễ dàng, đặc biệt nếu tài khoản nhận tiền liên quan đến vụ án hình sự. Để tránh những rắc rối tương tự, cần lưu ý:
(1) Kiểm tra thật kỹ thông tin người nhận trước khi chuyển tiền, đặc biệt khi giao dịch số tiền lớn.
(2) Nếu phát hiện chuyển nhầm tiền, cần báo ngay cho ngân hàng để yêu cầu hỗ trợ phong tỏa giao dịch.
(3) Nếu tiền đã vào tài khoản bị phong tỏa hoặc liên quan đến vụ án lừa đảo, phải trình báo cơ quan công an, thay vì chỉ khởi kiện dân sự.
Đây không phải là lần đầu tiên một vụ chuyển khoản nhầm trở thành rắc rối pháp lý khó giải quyết. Vì vậy, người dùng hãy luôn cẩn trọng khi thực hiện giao dịch tài chính để tránh mất tiền oan.
Theo Toutiao
An ninh tiền tệ