Có 3 kiểu nói, phàm là người thông minh đều tránh: Bạn cũng nên tránh để bớt họa hại thân!
Hãy ngẫm lại xem bạn đã bao giờ vô tình thốt ra 1 trong 3 kiểu nói dưới đây hay chưa để rút kinh nghiệm nhé.
- 17-07-2019Giáo sư hỏi: "Con bò, con cừu và con lợn cùng bị bắt, chỉ có lợn chống cự điên cuồng, vì sao?", lời đáp khiến sinh viên thông minh nhất cũng giật mình!
- 12-07-2019Kẻ có trí thông minh hơn người đều sở hữu 4 đặc điểm này: Bạn có không?
- 11-07-2019Có 1 kiểu nhân viên luôn chắc suất được thăng chức, cử nhân thông minh từ Harvard cũng khó đọ được: Chuyên gia nêu lý do đúng đến giật mình
1. Bóc mẽ khuyết điểm của người khác
Nguyên tắc cơ bản trong việc làm người đó là: Không chỉ trích gay gắt những lỗi lầm quá nhỏ bé mà người khác mắc phải; không tùy tiện bóc mẽ đời sống riêng tư của người khác; càng không thể giữ chặt trong lòng mối thù với người khác hay những việc chưa phải mà họ đã làm với mình, nhất định không chịu quên.
Làm được 3 việc này, không những có thể bồi dưỡng phẩm đức cho bản thân mà còn có thể tránh được những họa hại không mong muốn.
Miệng lưỡi, ngôn từ là những thứ được ví không khác gì những lưỡi dao sắc làm tổn thương người khác. Người thông minh hiểu biết, biết người biết ta sẽ không bao giờ tận ngôn, nói cho sướng miệng mà sẽ để lại cho người khác vài "lối thoát", lưu lại chút khẩu đức cho bản thân.
Họ sẽ không bóc mẽ khuyết điểm của người khác, phơi bày vết sẹo mà người khác muốn giấu. Ngay cả khi trách người cũng không nên khắt khe đến mức không để cho họ một đường lùi.
Kẻ thích bóc mẽ khuyết điểm của người khác sẽ bị thù ghét, họ hại người và rồi cuối cùng lại hại chính mình.
Con người sống trên đời, ai cũng có lòng tự trọng, ai cũng muốn giữ thể diện cho mình. Vì thế, trong cuộc sống, đừng bóc mẽ, chế giễu khuyết điểm hay những chuyện riêng tư của người khác, hãy giữ thể diện cho họ, đó cũng là cách chúng ta giữ thể diện cho chính mình.
2. Khoe khoang bản thân
Người khác khen ngợi mình, đó gọi là bia miệng; tự mình khen mình, đó gọi là khoa trương.
"Thiên bất ngôn tự cao, địa bất ngôn tự hậu" – trời vốn tự cao, đất vốn tự dày mà không cần đến lời nói, không cần khoe khoang – người thực sự có học thức, có nội hàm sẽ không mở miệng khoe khoang bản thân với người khác.
Cuối thời nhà Thanh, Tả Tông Đường dẫn quân chinh chiến ở phía Tây, thu về vùng Tân Cương, lập công lớn. Ông ta vốn dĩ có một tật xấu đó là "văn nhân thích đại ngôn", sau khi lập công hễ gặp ai là đen chiến công của mình ra kể.
Có người tìm ông ta làm việc, bất luận là việc công hay tư, chỉ nói được đôi ba câu là chủ đề lại chuyển hướng sang chuyện chinh phạt miền Tây khiến đối phương bất đắc dĩ phải nghe.
Tả Tông Đương là người có tài, nhưng việc khoe khoang thành tích cũng là có thật, thế nên ông ta vẫn bị người đời chỉ trích. Vì vậy, hãy dừng ngay việc khoe khoang bản thân.
Sông sâu thường chảy lặng, người thực sự có học thức, có tu dưỡng, không cần khoe khoang người khác cũng sẽ nhận ra.
3. Nói những lời vô giá trị
Tử Cầm hỏi thầy của mình là Mặc Tử rằng, nói nhiều liệu có tốt hay không.
Mặc Tử đáp: "Ếch, muỗi kêu suốt ngày không nghỉ, kêu đến khản cả cổ, nhưng có ai nghe chúng kêu không? Hãy xem những con gà trống, chúng kêu đúng giờ vào mỗi buổi sáng hằng ngày, thiên hạ chấn động, người người lục đục kéo nhau dậy."
Còn Khổng Tử thì nói: "Phu nhân bất ngôn, ngôn tất hữu trung" – ý của câu nói này là, một người có thể không nói nhưng đã mở miệng nói là phải nói đúng vấn đề.
Người xưa đã nói, bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra, vì thế không nên nói quá nhiều, đa ngôn tất thất – ý nói rằng nói nhiều ắt sẽ có sai sót.
Chúng ta cũng đừng nói những lời vô nghĩa, vô giá trị. Nói nhiều không có lợi, quý ở chỗ nói đúng lúc, đúng chỗ mà thôi.
Ngôn ngữ đơn giản nhưng ý tứ sâu sắc, đó là cảnh giới. Chỉ cần nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, đúng việc, chúng ta sẽ được tôn trọng.
Trí thức trẻ